Phục hồi kinh tế thế nào hậu dịch?

Diendandoanhnghiep.vn Đó là câu hỏi mà Ngân hàng Thế giới (WB) đặt ra trong chủ đề đầu năm 2021: “Có gì mới?” dành cho Việt Nam. Đây cũng hỏi mà tất cả chúng ta quan tâm, chờ đợi khi mở cánh cửa năm mới.

Đặc biệt WB lưu ý, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam sẽ cần phải đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách tài khóa và tiền tệ liên quan đến COVID-19 đã được ban hành.

Việc phê duyệt một số vaccine COVID-19 vào cuối 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021

Việc phê duyệt một số vaccine COVID-19 vào cuối 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021

Hy vọng cùng vaccine 

Hẳn không cần nhắc lại những thành tựu đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 trong nỗi sợ hãi bao phủ cả thế giới năm qua, cũng như tăng trưởng GDP cao nhất ở khu vực Châu Á của Việt Nam. Nhưng, với một nền kinh tế vẫn phải vừa mở cửa, vừa canh, kiểm COVID-19, vừa thúc đẩy phục hồi tăng trưởng, vừa co giãn để cân bằng với các chỉ tiêu và định lượng nội lực hiện hữu – việc phục hồi như thế nào của Việt Nam, lại như nhiều quốc gia khác, phụ thuộc nhiều vào việc rút ngắn thời gian tiếp cận vaccine phòng ngừa đại dịch này.

Bởi, dù chúng ta “thần kỳ” và đã vận dụng nội lực của mình tốt đến đâu, nhưng triển vọng kinh tế vẫn phải phụ thuộc vào tiến độ vaccine COVID-19 – không phải cho chính Việt Nam mà với mọi quốc gia. Với độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam khi 70% GDP thời bình thường đến từ xuất khẩu, giao thương của Việt Nam cần có đối tác. Khi đối tác “hắt hơi”, Việt Nam dĩ nhiên sớm hay muộn cũng sẽ phải vất vả chống đỡ với nguy cơ cảm cúm.

Vì lẽ đó, WB khẳng định, việc phê duyệt một số vaccine COVID-19 vào cuối 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021, đặc biệt với ngành du lịch và hàng không. Theo đó, nếu hai ngành này “sống” và sôi động, thì khi đó kinh tế mới thực sự phát triển bền vững.

Theo một kế hoạch từ Bộ Y tế, đến năm 2022 người dân Việt Nam mới có thể có vaccine COVID-19 của quốc gia, mặc dù tiến độ thử nghiệm của một số đơn vị được cấp phép đang rất khả quan. Do đó, câu chuyện vaccine vẫn tương tự như cột mốc tháo gỡ nút thắt cuối cùng của vòng kim cô cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Thời điểm gỡ bỏ cơ chế hỗ trợ

Theo dự báo của nhiều tổ chức, trong đó có WB, với dư địa tiền tệ và tài khóa đã hẹp, nền kinh tế tích cực hơn, có khả năng giữa năm nay Việt Nam sẽ phải thu lại chính sách nới lỏng tiền tệ và bắt đầu tính toán để tích lũy trở lại tài khóa bền vững.

Song đến lúc này, khi nhìn ra thế giới, kể cả những quốc gia đã đưa vaccine vào sử dụng, như Mỹ... vẫn đang cần thêm các gói kích thích kinh tế, thì thời điểm gỡ bỏ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trở thành tâm điểm đáng quan tâm.

Một báo cáo từ Trung tâm Thông tin Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF) đã phân tích khá kỹ tác động của các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế mà Chính phủ ban hành năm qua. Theo đó, tác động có hạn chế.

Nhưng không thể quên rằng ở khu vực tiền tệ, vốn tín dụng đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn lực chính, đặc biệt có ý nghĩa mũi chủ lực chủ đạo tiêm kích cho các doanh nghiệp, việc gỡ bỏ cơ chế hỗ trợ theo hướng tăng dần lãi suất điều hành sẽ có thể phản tác dụng tính thời điểm của phục hồi.

Bên cạnh đó, ở khu vực tài khóa, nếu đột ngột bóp lại đầu tư công (sẽ khó có chuyện đó), những khu vực mon men nhận hiệu ứng lan tỏa cũng sẽ bị chặn cửa.

Tại thời điểm hiện nay, những bàn luận về việc có hay không các gói hỗ trợ lần 2 cũng đã được mổ xé. Không có các gói hỗ trợ mới có thể sẽ “không sao”, nhưng lại “có sao” đối với đà đột phá thực sự của Việt Nam trong năm 2021 khi đã nắm được đầu chìa khóa về mở cửa hợp tác thương mại song phương, đa phương cùng những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới; giữ được sức khỏe lành mạnh giữa mùa “ốm o” của nhiều cơ thể kinh tế khác; và đã đạt được những bước tiến trong thương mại điện tử và số hóa để có thể phát triển vai trò mới trong chuỗi cung ứng hậu dịch.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế 2021: Điểm tựa phục hồi, phát triển kinh tế và doanh nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - VCCI tổ chức ngày 24/11/2020, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu cho rằng, năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo có mức tăng trưởng khá cao, có thể trên 5%, song khó khăn và thách thức từ đại dịch COVID-19 vẫn rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập rất sâu rộng nên cũng vẫn sẽ chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Theo ông Thành, trước bối cảnh nói trên, các doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh gắn với thị trường, với hội nhập quốc tế, nhất là với các FTAs (như AEC; CPTPP; EVFTA,…) mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối, lựa chọn đối tác hiệu quả và “cùng thắng”. Đặc biệt, cần học hỏi và biết cách huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo; đồng thời đối thoại và ứng xử theo luật, đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người lao động. Ngoài ra, học và vận dụng tốt cách thức quản trị bất định và rủi ro...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế thế nào hậu dịch? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714311752 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714311752 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10