Vi phạm lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Tăng chế tài thêm tính răn đe

Diendandoanhnghiep.vn Nhằm tạo hành lang pháp lý, tính răn đe trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP…

Theo đó, sau hơn 1 năm triển khai thi hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, bên cạnh những hiệu quả đạt được, cũng bắt đầu bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong công tác thực hiện,… đặc biệt, đối với một số hành vi vi phạm, mức xử phạt còn thấp, chưa tạo được tính răn đe,…

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là cần thiết nhằm góp phần tăng cường hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật tiền tệ và ngân hàng nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, đồng thời bảo đảm phù hợp với sự phát triển khách quan của thực tiễn. Nhất là đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thanh toán.

Quy định xử phạt hành chính trong Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019

Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 được cho là chưa đủ sức răn đe - Ảnh minh họa

Cụ thể, phạt tiền từ 250 đến 300 triệu đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không qua tài khoản thanh toán của khách hàng khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán.

Hành vi thuê, mượn, tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 1 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán có thể bị phạt từ 40 đến 50 triệu đồng. Với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên có thể bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; hoặc lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Đồng thời, phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi như thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện việc sử dụng thẻ trả trước vô danh trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động hoặc rút tiền mặt; hoặc lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực tế, thời gian vừa qua, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng liên tục gia tăng như: các hành vi mạo danh cơ quan chức năng thông báo biên lai xử phạt hành chính, các đơn vị điện nước thông báo hóa đơn chưa thanh toán… đặc biệt, là các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn giả danh nhân viên Công ty chuyển phát nhanh hay Hải quan yêu cầu người nhận thanh toán phí vận chuyển quà tặng có giá trị lớn.

Trước thực tế vi phạm,

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 88/2019/NĐ-CP được cho là cần thiết - Ảnh minh họa

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã ban hành Kết luận điều tra vụ án và đề nghị truy tố nhóm đối tượng Trần Minh Tuấn (trú ở tỉnh Tiền Giang, ở tại Campuchia) mua bán tài khoản ngân hàng dùng tài khoản Facebook lấy tên người nước ngoài làm quen, hẹn hò qua mạng và hứa hẹn tặng quà cho người yêu ở Việt Nam.

Trong nhóm này, Trương Thị Mỹ Hằng (trú tại TP. Hồ Chí Minh) được phân công nhiệm vụ đóng giả nhân viên công ty chuyển phát, được chia 5% số tiền nạn nhân chuyển vào; Trương Thái Quý, em trai của Hằng được phân công thu mua các tài khoản của ngân hàng của nhiều người để bị hại chuyển tiền vào.

Quý đã tìm mua từ Dương Bảo Thống (trú tại Bình Thuận), Phạm Minh Thiện (trú tại TP. Hồ Chí Minh) nhiều tài khoản ngân hàng mang tên các cá nhân khác nhau. Quý mua vào tài khoản ngân hàng với giá 1,5 triệu đồng và bán lại cho nhóm Trần Minh Tuấn với giá 2,5 triệu đồng.

Cụ thể, nhóm đối tượng dùng facebook giả lấy tên là Jame Sill, sống tại Anh, rồi làm quen với chị T. (30 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, làm nghề kinh doanh). Bằng các thủ đoạn tặng quà gửi từ nước ngoài về cho người yêu, những đối tượng này đã sử dụng tài khoản ngân hàng mua lại từ trước đó để nhận tiền lừa được của nạn nhân.

Kết quả sao kê các tài khoản trong nước thể hiện, số tiền hơn 1 tỷ đồng được các đối tượng chuyển vào 3 tài khoản ngân hàng và đã được rút ra hoặc chuyển khoản vào nhiều tài khoản khác.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc mà hệ lụy đến từ mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng khiến dư luận vô cùng quan ngại.

Theo các chuyên gia, đối với hành vi đủ yếu tố cấu thành để xử lý hình sự thì sẽ được xử lý theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Người thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 500 triệu đồng, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tùy tình tiết vi phạm tăng nặng.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, với các hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt theo điểm a, b khoản 5 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm cho thuê, cho mượn từ 1 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán và phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên.

Các chuyên gia nhận định, mức xử phạt các hành vi vi phạm này chưa đủ sức nặng và đảm bảo tính răn đe, vậy nên, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là cần thiết nhằm góp phần tăng cường hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Tăng chế tài thêm tính răn đe tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714191051 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714191051 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10