Quy định quản lý hoạt động in vẫn làm khó doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Được đánh giá có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên, theo VCCI, quy định về sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm… trong Dự thảo Nghị định về hoạt động in vẫn chưa giải quyết triệt để vướng mắc cho doanh nghiệp...

Trả lời Công văn số 2628/BTTTT-CXBIPH của Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Dự thảo có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên, chưa giải quyết triệt để vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh.

Quy địnhvề sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công chưa

Quy định về sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công chưa "gỡ vướng" được cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Cụ thể, về sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công (khoản 6 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 15 Nghị định 60/2014/NĐ-CP) quy định, cơ sở in phải “lập sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in theo mẫu quy định bằng bản giấy hoặc bản điện tử và phải ghi đầy đủ thông tin của ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in vào sổ”.

VCCI cho rằng, so với quy định hiện hành, việc sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo đã quy định chi tiết, rõ ràng hơn và sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng. Mặc dù có nhiều điểm tích cực trong sửa đổi tại Dự thảo, nhưng quy định này vẫn chưa giải quyết triệt để vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh.

Theo phản ánh của doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp phải có sổ ghi chép đầy đủ thông tin về ấn phẩm in là chưa hợp lý, tạo gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, bởi đây thuộc về hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp và nên để doanh nghiệp tự quyết về vấn đề này. Hơn nữa, trong các lĩnh vực khác, kể cả trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phần lớn các quy định đều không yêu cầu doanh nghiệp phải lập sổ ghi chép các hoạt động kinh doanh của mình theo mẫu do cơ quan Nhà nước ban hành, vì vậy, cơ chế quản lý này cần được xem xét lại.

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định doanh nghiệp phải lập sổ ghi chép quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định doanh nghiệp phải lập sổ ghi chép quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in - Ảnh minh họa

Mặt khác, trong Báo cáo đánh giá tác động cũng như Tờ trình cũng không nêu ra được hiệu quả của công tác quản lý nhà nước thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp phải lập sổ ghi chép này. Nếu sổ ghi chép nhằm hướng đến phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (dựa vào thông tin của sổ ghi chép để yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu liên quan đến từng vụ việc cụ thể) thì yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải có sổ ghi chép và “phải ghi đầy đủ thông tin của ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in vào sổ” là chưa phù hợp. Bởi cơ quan Nhà nước có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các hoạt động/giao dịch về nhận chế bản, in, gia công trong một khoảng thời gian, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung cấp thông tin này…

Do đó, để tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định doanh nghiệp phải lập sổ ghi chép quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in.

Bên cạnh đó về nhận chế bản, in, gia công sau in, bao bì, nhãn hàng hóa (khoản 8 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định 60/2014/NĐ-CP).

Theo VCCI, Nghị định 25/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về nhận chế bản, in, gia công sau in, bao bì, nhãn hàng hóa. Theo quy định tại Nghị định này, việc chế bản, in, gia công sau in bao bì, nhãn hàng hóa được xem như là hoạt động kinh doanh thông thường. Điều này đã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực (bởi vì việc in bao bì, nhãn hàng hóa liên quan tới rất nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế). Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao quy định này tại Nghị định 25/2018/NĐ-CP vì đã thể hiện tinh thần cải cách hành chính, gỡ bỏ các quy định gia tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Dự thảo đã đưa trở lại quy định từng được Nghị định 25/2018/NĐ-CP bãi bỏ và không giải trình được mục tiêu, lý do của việc bổ sung quy định này (những bất cập, vướng mắc trong quản lý về hoạt động nhận chế bản, in, gia công sau in, bao bì, nhãn hàng hóa như thế nào trong thời gian qua để buộc cơ quan nhà nước phải quy định lại vấn đề này).

Đồng thời cũng chưa đánh giá tác động của quy định này để đảm bảo tính hợp lý và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo giải trình về việc bổ sung quy định về “nhận chế bản, in, gia công sau in, bao bì, nhãn hàng hóa” trên tinh thần của cải cách, cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, cùng với đó cân nhắc không bổ sung quy định này, tức là bỏ quy định tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định quản lý hoạt động in vẫn làm khó doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714151847 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714151847 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10