Quy luật triết học của kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Loài người bước vào nền kinh tế tuyến tính từ rất sớm, vận hành như dòng chảy một chiều, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sản phẩm càng nhiều càng tốt.

>> Inamori Kazuo kinh doanh dựa vào triết học 

Đoạn kết đau buồn của chu kỳ đồ dùng từ tay người tiêu dùng đi thẳng ra bãi rác.

Hành tinh đang kêu cứu vì rác, trong khi đó “của trời cho” dần cạn kiệt có nguy cơ xảy ra những cuộc chiến đẫm máu tranh giành một số tài nguyên chiến lược như đất hiếm, dầu mỏ, khí đốt, bauxite, mica, tintan,…

Khái niệm kinh tế tuần hoàn được đề xuất từ những năm 90 bởi hai nhà kinh tế D. Pearce và R. Turner, mô hình này dựa trên nguyên tắc “mọi thứ đều là đầu vào của thứ khác”. Ví như năng lượng tái tạo, biến nước thải thành nước sinh hoạt.

Sự thăng tiến của khoa học tự nhiên luôn hấp dẫn đối với triết học, lần này các biến chuyển phương thức kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn lại đi đúng con đường triết học vạch ra nhiều thế kỷ trước.

Triết học bàn về hai phương pháp tư duy, đầu tiên là tư duy siêu hình, phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối, không nhận thấy mối liên hệ giữa chúng.

Sự khiếm khuyết ở đây dẫn đến hành động sai lệch, không đạt được tối đa hiệu quả. Tư duy siêu hình là “thấy cây mà không thấy rừng”, chỉ thấy sự việc trong hữu hạn trong không gian và thời gian nhất định.

Ví dụ rác chỉ là rác và rác không có liên hệ với bất cứ chu trình kinh tế nào. Hoặc, ở thế kỷ 19 người ta không hề biết việc sử dụng năng lượng hóa thạch để lại hệ quả nặng nề như bây giờ, thậm chí một lượng vàng rất lớn loại bỏ theo thiết bị điện tử.

>> Triết học và khả năng dự báo thương trường

>> 7 bài học năng suất đúc kết từ những nhà triết học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Với tư duy biện chứng là phương pháp dùng để nhận thức đối tượng có mối liên quan với nhau, chúng ảnh hưởng và ràng buộc với nhau. Trong đó quan điểm triết học về “phủ định biện chứng” giúp chứng minh sự tuần hoàn của bản thể là khách quan.

Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ, vòng khâu phát triển có sự kế thừa lẫn nhau. Vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, liên tiếp như vậy và được mô phỏng như vòng xoáy trôn ốc.

Bauxite luyện ra nhôm, đến lượt nhôm là đầu vào hầu hết ngành công nghiệp chế tạo; máy móc hư hỏng - nếu vứt bỏ là phủ định sạch trơn, gây ra lãng phí. Một vấn đề lý luận ở đây là, dù được sử dụng như thế nào nhôm vẫn là nhôm, cần tuần hoàn chúng để tiếp tục sử dụng.

Biện chứng với tất thảy vấn đề đem lại khả năng khai thác vô hạn mà kinh tế tuần hoàn chỉ là một trong số đó. Đáng tiếc, các cuộc chạy đua cấp tập khiến người ta lãng quên các phương pháp luận khoa học triết học trong thời gian dài. Sự trở lại là tất yếu khi áp lực suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm môi trường diễn ra trầm trọng trên phạm vi rộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy luật triết học của kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714163242 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714163242 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10