[COVID-19] Cảm tạ những “chiến binh" dũng cảm!

Diendandoanhnghiep.vn Trong “cuộc chiến” chống lại dịch bệnh COVID-19 (do virus SARS-CoV-2 gây ra), những y, bác sĩ chính là những “chiến binh” dũng cảm nhất…

Tại nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, khó lường, nhất là trong mấy ngày qua tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Iran và một số quốc gia.

Tính tới 26/2, dịch COVID-19 đã khiến 2.769 người chết trong tổng số 81.176 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Có 30.006 ca khỏi bệnh.

Riêng Trung Quốc đại lục đã có 78.064 ca nhiễm và 2.715 ca tử vong. Trong khi đó, tổng số ca xuất viện là 29.745 ca.

Hôm đầu tuần, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nói đã có hơn 3.200 nhân viên y tế nhiễm COVID-19, trong đó riêng tỉnh Hồ Bắc chiếm 90%.

Trong cuộc chiến chống chống dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, các y, bác sĩ chính là những "chiến sĩ" dũng cảm nhất.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19.

Xét riêng ở “mặt trận y tế”, phải nói rằng 16 bệnh nhân dương tính với COVID-19 liên tục xuất viện, niềm vui này phần nào giúp giảm bớt những căng thẳng trong “cuộc chiến” chống lại dịch bệnh, và những y, bác sĩ chính là những “chiến binh” dũng cảm nhất… trong cuộc chiến đó.

Đúng thật, họ là những bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Một ngày làm việc của các bác sĩ chia làm 3 kíp trực, 2 kíp trực 6 tiếng và 1 kíp trực đêm 12 tiếng. Mỗi kíp trực có 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng làm nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

Đã có những người chủ động ở lại viện cho tiện công việc, cũng có những người dù muốn nhưng không thể về nhà. Lý do là một số y-bác sĩ bị hàng xóm xung quanh kỳ thị vì cho rằng điều trị, tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với COVID-19 thì cũng bị nhiễm..v..v.

Như bác sĩ Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ: “Những người được chọn tham gia chữa trị cho bệnh nhân lần này đều là bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, tác chiến ở các đợt chống dịch SARS, H5N1, H1N1 trước đó. Dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu nguy cơ lây nhiễm sẽ đến bất cứ lúc nào. Và phải nói thật chính họ là những người dũng cảm nhất”.

Càng đáng tự hào hơn khi những người được điều trị khỏi bệnh kia có người là người Trung Quốc, có người là Việt Kiều Mỹ nên có sự đánh giá khách quan hơn.

Ví dụ như trường hợp ông Tạ Hoa Kiên là một Việt kiều Mỹ bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp COVID-19 do quá cảnh tại sân bay Vũ Hán trước khi về Việt Nam ăn Tết. Ông đã được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ở TP.HCM chữa trị thành công, sức khỏe phục hồi. 

Vị Việt Kiều này nhìn nhận, điều này không phải quốc gia nào cũng làm được. Việt Nam, đất nước mà một số kẻ vẫn ngày đêm chế giễu “nghèo nàn”, đặt điều “vi phạm nhân quyền” thì sẵn sàng chữa trị miễn phí, cứu sống một người không phải là công dân nước mình và “không lấy một đồng bạc”.

Đúng vậy, có thể đất nước ta không có nhiều tiền bằng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc nhưng tinh thần nhân đạo, trọng tình nghĩa, tương thân tương ái thì chúng ta có thừa.

Nhìn rộng ra, ngành y tế trên thế giới cũng đã và đang căng mình chống lại dịch COVID-19. Ngay trong lòng dịch, tâm bão của virus corona là Vũ Hán – Trung Quốc, cuộc chiến này càng cam go khi cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, nguy cơ lây nhiễm cao, thậm chí, đã có những người những bác sĩ đã “ra đi” để lại không ít nước mắt cho dư luận.

Trên tạp chí y học Lancet ngày 24/2, hai tác giả là y tá Yingchung Zeng của Bệnh viện Y Quảng Châu và Yan Zhen của Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên đã mô tả tình trạng kiệt quệ về tinh thần và sức lực, cũng như thiếu thốn nghiêm trọng về vật tư trước dịch COVID-19 rằng: “Chúng tôi cần thêm sự giúp đỡ. Chúng tôi đang kêu gọi thêm y tá và nhân viên y tế từ các nước trên thế giới đến Trung Quốc ngay lúc này, nhằm giúp đỡ chúng tôi trong cuộc chiến này”.

Có thể khẳng định, thời gian qua Việt Nam đã chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và có những những biện pháp quyết liệt với quyết tâm cao trong việc khống chế dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Tuy nhiên, trên phạm vi thế giới COVID-19 vẫn hoành hành, số ca nhiễm, người tử vong vẫn tăng lên, nên nguy cơ dịch bệnh quay trở lại Việt Nam có thể bất kỳ thời điểm nào.

Vì thế, phía sau những con số ấy là cuộc đua thầm lặng, dũng cảm của đội ngũ nhân viên y tế với hi vọng giành giật sự sống cho người bệnh.

Xin cảm ơn các Thầy thuốc Việt Nam và các thầy thuốc trên toàn thế giới.

Trong một xã hội, tất cả các nghề đều cao quý, đều đáng trân trọng vì đã đem lại cho thế giới này cuộc sống thì riêng nghề y còn đem lại cho chúng ta “sự sống”. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Cảm tạ những “chiến binh" dũng cảm! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714290685 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714290685 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10