Đến lượt Philippines điều tra dấu hiệu độc quyền trong vụ Grab mua Uber

Diendandoanhnghiep.vn Philippines thông báo sẽ đưa Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á.

Thông tin từ đài Channel NewsAsia cho hay, Ủy ban Cạnh tranh của Philippines cho biết đang theo dõi thương vụ bán phần thị trường của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Philippines, cho công ty Grab có làm ảnh hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh hay không.

Trong thông cáo phát đi, Ủy ban Cạnh tranh của Philippines (PCC) cho biết: "Thương vụ mua lại của Grab-Uber dường như có ảnh hưởng sâu rộng đến các dịch vụ vận tải công cộng. Do vậy, PCC đang xem xét hợp đồng này một cách chặt chẽ".

Philippines thông báo sẽ đưa Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á.

Philippines thông báo sẽ đưa Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á.

PCC cho biết sẽ gặp đại diện của hai công ty Uber và Grab để nắm thêm thông tin về khả năng xảy ra độc quyền trên thị trường vận tải khi Grab nắm luôn thị trường đã xây dựng của Uber.

"Vụ sáp nhập hoặc mua lại xem xét dưới góc độ cạnh tranh sẽ quyết định xem liệu cuộc sáp nhập của hai doanh nghiệp trong thị trường chia sẻ xe có làm giảm đi tính cạnh tranh nhiều hay không", thông cáo của PCC cho biết.

"PCC nhìn nhận rằng việc Uber rời khỏi Philippines sẽ giúp đối thủ Grab có được thế độc quyền trong thị trường chia sẻ xe cho tới khi có các doanh nghiệp mới tham gia cuộc chơi",Ủy ban Cạnh tranh của Philippines nêu rõ.

Trước đó cả Singapore và Malaysia đã vào cuộc điều tra về thương vụ Grab mua lại Uber khi nghi ngờ thương vụ này có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Theo thông tin từ tờ Straitstimes, Ủy ban Giao thông Malaysia (SPAD) và Ủy ban Cạnh tranh Malaysia (MyCorp) đang tiến hành điều tra thương vụ công ty Grab mua lại Uber. Thông tin này phát đi ngay sau khi Singapore tuyên bố sẽ có một cuộc điều tra vì nghi ngờ cuộc mua bán và sáp nhập này có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Thông tin trên tờ The Malay Mail cho hay, Online Datuk Seri Nancy Shukri, Bộ trưởng Bộ Thủ tướng (Văn phòng Thủ tướng), trong một cuộc họp trước cuộc tiếp quản Uber, Grab đã đảm bảo rằng các cấu trúc giá vé sẽ không bị ảnh hưởng bởi thương vụ này.

Tuy nhiên, xét theo kết quả của Singapore thì SPAD và MYCC sẽ phải xem xét mọi thứ để xem liệu có vi phạm luật Cạnh tranh hay không, Datuk Seri Nancy cho hay.

Ủy ban Cạnh tranh Singapore cho biết họ có cơ sở hợp lý để nghi ngờ việc sáp nhập giữa Uber và Grab có thể vi phạm luật cạnh tranh và đang tiến hành điều tranh về thương vụ này. Cơ quan giám sát cho biết vụ việc có thể dẫn tới "giảm cạnh tranh đáng kể" trong thị trường xe chung của Singapore.

Ngày 26/3, Grab phát đi thông tin thức thức mua lại Uber tại Đông Nam Á. Tập đoàn Softbank Group là chủ sở hữu phần lớn trong cả hai công ty.

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo quý 1/2018 diễn ra chiều 29/3, trả lời câu hỏi liên quan đến tính pháp lý về việc mua bán - sáp nhập khi Grab thâu tóm toàn bộ khu vực Đông Nam Á, Vụ trưởng Vụ Vận tải ông Trần Bảo Ngọc cho rằng, việc quản lý cạnh tranh, xác định có độc quyền hay không được thực hiện theo Luật Cạnh tranh. Cơ quan tham mưu cho Chính phủ về vấn đề này là bộ Công Thương.

"Hiện tại Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương đã vào cuộc. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản yêu cầu Grab cung cấp toàn bộ hồ sơ về vụ mua bán này. Phía Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là người dân theo đúng chức trách nhiệm vụ của mình", ông Trần Bảo Ngọc khẳng định.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo Luật Doanh nghiệp thì việc Uber, Grab sáp nhập là quyền tự do của doanh nghiệp.

“Lo ngại về độc quyền là chính đáng. Tuy nhiên, hiện tại không chỉ có Uber, Grab cung cấp những giải pháp công nghệ kết nối vận tải mà đang có đến cả chục doanh nghiệp, trong đó cả những hãng taxi truyền thống cũng đã bắt đầu sử dụng công nghệ để điều hành, quản lý cũng như kinh doanh vận tải khách nên không còn cạnh tranh giữa Uber và Grab thì sẽ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác, không thể là độc quyền”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.

Về quyền lợi của người lái xe Uber, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng cho biết, Bộ Giao thông vận tải với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa người lao động trong phạm vi chức trách. Tuy nhiên, Bộ không thể can thiệp vào hợp đồng, thỏa thuận dân sự của người lái xe với Grab và Uber.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đến lượt Philippines điều tra dấu hiệu độc quyền trong vụ Grab mua Uber tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714335295 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714335295 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10