Startup Ree-Pay tự rao bán mình cho ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Theo TechInAsia, Ree-Pay, một startup fintech mua trước trả sau (BNPL) có trụ sở tại Việt Nam đang tự rao bán mình với lý do mô hình kinh doanh không tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng.

>> Startup “mua trước trả sau” Fundiin nhận đầu từ 1,8 triệu USD

 

Lĩnh vực mua trước trả sau tại Việt Nam dường như đang trải qua giai đoạn thanh lọc khốc liệt, khi gần đây một Kỳ lân ngoại là Atome đã tuyên bố rút khỏi thị trường, còn startup Ree-Pay đang tìm cách rao bán mình cho ngân hàng.

Ree-Pay được thành lập vào năm 2020 tại Việt Nam, startup tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 35, thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng/tháng. Mong muốn ứng dụng Ree-Pay là mang đến một cuộc cách mạng hóa trong việc trải nghiệm thanh toán giữa người tiêu dùng với nhà bán lẻ.

Sau 3 năm hoạt động, Ree-Pay trở thành đối tác quan trọng của các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử như: Maison, Haravan, MoMo...

 

Ông Dragan Bozic, nhà sáng lập kiêm CEO Ree-Pay cho biết,  "Có vẻ như các nhà đầu tư giai đoạn này chỉ muốn rót tiền vào các công ty đã phát triển và có lợi nhuận cao".

CEO Ree-Pay cũng chỉ rõ thực tế với Tech in Asia rằng, để kiếm được lợi nhuận mà không "đốt tiền" từ các nhà đầu tư, nền tảng BNPL cần phải bán thêm các sản phẩm tài chính truyền thống khác - vốn là danh mục sản phẩm của ngân hàng. Hiện startup này đang trong quá trình thẩm định với một số ngân hàng tại Việt Nam quan tâm đến việc mua lại Ree-Pay.

Chia sẻ của ông Dragan Bozic dường như trái ngược hoàn toàn với sự tự tin trước đây, khi CEO Ree-Pay cho rằng, nhu cầu trong khu vực với các giải pháp mua trước - trả sau đang tăng vọt. Công ty này thậm chí từng kỳ vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ mua trước - trả sau số 1 tại Việt Nam và top 3 tại Đông Nam Á trong năm 2023.

>> “Mua trước trả sau” - Tiện thì có tiện…

Mô hình BNPL tại Việt Nam đang được các startup trong và ngoài nước quan tâm với mong muốn phát triển trở lại trong những năm tới. Hiện MoMo, Zalo Pay, Kredivo hay Fundiin là những startup có thương hiệu trên thị trường. Chưa kể, một số ông lớn tài chính cũng muốn tham gia vào cuộc đua này bằng việc liên kết với các ví điện tử, ví dụ như  LotteFinance, Home Credit, FE Credit… 

Tuy nhiên những startup này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu dữ liệu đáng tin cậy của người tiêu dùng, nhận thức không đầy đủ về mua trước trả sau và sự cạnh tranh từ các ngân hàng cũng như các công ty cho vay tiêu dùng.

Startup Ree-Pay phải tìm cách rao bán mình cho ngân hàng bởi một thực tế số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua trước trả sau tại Việt Nam đang ngày một nhiều lên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Startup Ree-Pay tự rao bán mình cho ngân hàng tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714422614 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714422614 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10