Tái sinh di sản công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thay vì biến những khu đất vàng sau khi di dời nhà máy trở thành các tòa nhà chung cư và trung tâm thương mại, các nhà máy cũ hoàn toàn có thể trở thành di sản công nghiệp.

>>> Hà Nội: Lo ngại “8B Lê Trực thứ hai” tại khu đất 61 Trần Phú

Theo số liệu từ kết quả khảo sát của PPWG (nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân), tính đến tháng 8/2020, tại quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng có 19/21 nhà máy đã di dời bị chuyển đổi thành chung cư thương mại, chiếm tới 84% tổng diện tích quỹ đất. Chỉ có 1 nhà máy nhường chỗ cho trường học tư nhân và 1 bị dẹp bỏ để phục vụ xây dựng đường trên cao.

Việc dỡ bỏ công trình có tuổi đời 100 năm tại số 61 Trần Phú (Hà Nội) đang làm nóng dư luận. Ảnh: Diệu Hoa

Việc dỡ bỏ công trình có tuổi đời 100 năm tại số 61 Trần Phú (Hà Nội) đang làm nóng dư luận. Ảnh: Diệu Hoa

Theo danh sách từ thành phố năm 2020, Hà Nội có 92 cơ sở công nghiệp trên địa bàn nội thành cần phải di dời. “Đây là những quỹ đất trống cuối cùng của thành phố. Nếu không nắm bắt cơ hội này để chuyển đổi các cở sở công nghiệp thành các không gian công cộng, không gian sáng tạo thì có lẽ chúng ta sẽ mất cơ hội mãi mãi”, PGS.TS.KTS. Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng bày tỏ lo ngại.

“Dưới góc nhìn di sản, các nhà máy cũ nếu đã loại bỏ hoạt động sản xuất gây ô nhiễm thì không hẳn trở thành các ứ tồn đô thị cần phải đập bỏ, thay thế. Chúng ta hoàn toàn có thể bảo tồn, cải tạo, tái sử dụng thích nghi chúng thành các trung tâm văn hoá, nghệ thuật, các tổ hợp sáng tạo, khởi nghiệp như kinh nghiệm ở rất nhiều nơi trên thế giới, PGS.TS.KTS. Phạm Thúy Loan khẳng định.

Việc dỡ bỏ công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình) đã làm nóng dư luận. Ảnh: Diệu Hoa

Theo thiết kế trên khu đất số 61 Trần Phú (Hà Nội) sẽ xây dựng công trình cao 11 tầng và 6 tầng hầm. Ảnh: Diệu Hoa

KTS. Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích cho rằng, mục đích của việc di dời nhà máy được đặt ra là di dời nguồn gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, áp lực giao thông và dây chuyền sản xuất ra khỏi khu vực nội đô, còn lại phần “vỏ” của nhà máy có thể bảo tồn một phần với những công trình mang tính biểu tượng để giữ lại những dấu ấn, giá trị về lịch sử, văn hóa. Đó chính là giá trị phi vật thể của di sản công nghiệp để tạo ra những không gian sáng tạo có giá trị.

Minh chứng cụ thể có thể kể đến công trình Complex 01 (Tây Sơn, Hà Nội) được xây dựng trên nền móng một xưởng in cũ sau khi hoàn thiện và khai trương đã trở thành không gian sáng tạo, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, kết nối nghệ sĩ với giới trẻ.

L'Espace là một không gian văn hóa được cải tạo từ nhà in của báo Nhân Dân ngày xưa. (Ảnh: Viện Pháp tại Hà Nội)

L'Espace là một không gian văn hóa được cải tạo từ nhà in của báo Nhân Dân ngày xưa. (Ảnh: Viện Pháp tại Hà Nội)

Hà Nội cũng từng có những nhà máy cũ nay đã trở thành các không gian văn hóa như Trung tâm Văn hóa Pháp ở phố Tràng Tiền vốn trước đây là xưởng in của Báo Nhân dân; tổ hợp Zone 9 (cũ) ở phố Trần Thánh Tông được cải tạo từ một cơ sở sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2; “quận nghệ thuật” Hanoi Creative City ở phố Lương Yên xây trên nền tòa nhà Kim khí Thăng Long...

Thay vì biến những khu “đất vàng” sau khi di dời nhà máy trở thành các tòa nhà chung cư và trung tâm thương mại, theo Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia Phạm Thúy Loan, các nhà máy cũ hoàn toàn có thể trở thành di sản công nghiệp, thành phần không thể tách rời của di sản văn hóa Hà Nội. Nếu được bảo tồn đúng cách, đây sẽ là nguồn lực để Hà Nội phát triển sau khi được công nhận là thành viên của mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.

ĐỌC THÊM >>> “Di dời”, rồi sao nữa?

Bà Phạm Thúy Loan cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần rà soát toàn bộ quá trình thực hiện chủ trương di dời và tái phát triển để ưu tiên phát triển không gian công cộng.

Bà cũng kiến nghị thành phố cần nghiên cứu các mô hình chuyển đổi nhà máy sang không gian sáng tạo-không gian công cộng để áp dụng thực tế, phối hợp các bên liên quan để thí điểm các mô hình chuyển đổi một phần hoặc toàn phần trong năm 2021-2022. Ngoài ra, cần mở rộng khái niệm ‘chức năng công cộng’ để mở ra cơ hội cho mô hình không gian sáng tạo.

Với kinh nghiệm thực tế qua hành trình bảo tồn di sản nước Ý, ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Venice chia sẻ: Bảo tồn không chỉ làm lịch sử sống mãi mà còn góp phần xây dựng kinh tế địa phương và tạo nên bản sắc dân tộc. Nhiều khi các giá trị lịch sử văn hoá trong quá khứ là liều thuốc giải độc trong bối cảnh một tương lai nhiều biến động, không chắc chắn.

"Tại Ý chúng tôi đã đạt được những thành công trong việc bảo tồn các biểu tượng kiến trúc lịch sử thông qua việc điều chỉnh các công trình kiến trúc ấy cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại cũng như khai thác tốt nhất những giá trị tiềm ẩn. Mặt khác, khôi phục không có nghĩa là làm mới hoàn toàn bởi những giá trị gắn kết hàng trăm năm có thể biến mất. Theo đó, tốt nhất là có thể làm hoài hoà, bảo tồn trùng tu thay vì phá sập" - ông Luigi Croce chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái sinh di sản công nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714240060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714240060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10