Thẩm tra kê khai tài sản: Một bộ phận cán bộ đang nghe ngóng để… “ứng xử”

Diendandoanhnghiep.vn Hiện có một bộ phận cán bộ có tài sản nhất định đang nghe ngóng xem luật quy định như thế nào để "ứng xử" cho phù hợp, trong đó có việc đầu tư cho con đi học nước ngoài, đi chữa bệnh nước ngoài...

Thực tế có chuyện cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo.

Thực tế có chuyện cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo.

Đây là băn khoản của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng về quy định thẩm tra kê khai tài sản trong dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 11/4.

Theo ông Dũng, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) phải quy định theo hướng vừa chống được tham nhũng mà đồng tiền có trong nước không chạy ra nước ngoài.

“Chúng ta vay nước ngoài vài triệu USD thì cảm ơn lên, cảm ơn xuống nhưng ta không khéo làm mất hàng chục tỉ USD lại chả thấy xót xa gì. Có thời kỳ chúng ta quá cứng nhắc, không phù hợp, khiến không ít tiền chạy tuột ra nước ngoài”, ông Dũng quan ngại.

Còn Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì đánh giá, hiện nay diện đối tượng phải kê khai tài sản đang tiến hành theo kiểu "vừa làm vừa dò" mà luật sửa đổi tăng thêm đối tượng là rất khó thực hiện.

Tổng thư ký Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo luật cần nghiên cứu kỹ quy định thẩm tra bản kê khai tài sản.

“Hiện nay khi đọc hồ sơ nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì đại biểu làm sao mà biết được họ kê khai tài sản đúng hay sai. Thực tế có chuyện cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo. Luật phải thiết kế làm sao có muốn tham nhũng cũng không được”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.

Từ đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị cần có cơ quan thẩm tra độc lập một cách tương đối để biết được việc kê khai tài sản đúng sai thế nào.

“Kể cả ứng cử viên bầu đại biểu Quốc hội cũng cần có thẩm tra sơ bộ về kê khai tài sản chứ để bầu rồi lại bãi nhiệm thì không hay chút nào cả. Khoá này có đến 7-8 đại biểu bị bãi nhiệm, đau xót lắm”, ông Phúc chia sẻ.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nêu vấn đề khi bầu cử và bổ nhiệm thì bắt buộc phải kê khai tài sản. Trong khi hiện nay các bản kê khai chỉ thể hiện tài sản hợp pháp, thậm chí thấp hơn thu nhập thực tế và tài sản hiện có, nếu không quy định rộng hơn thì khó có thể phát hiện được tham nhũng.

“Song căn cứ vào quy định trong dự luật thì khó có thể tìm được tài sản bất minh vì không thể xác minh được tài sản "cất giữ" trong con cái đã thành niên, họ hàng thân thích...”, ông Chiến nhìn nhận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thẩm tra kê khai tài sản: Một bộ phận cán bộ đang nghe ngóng để… “ứng xử” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714092468 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714092468 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10