Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo chuyển phản ánh của Báo DĐDN về "lương tối thiểu tăng khiến doanh nghiệp dệt may Việt mất dần lợi thế" tới các bộ, cơ quan chức năng nghiên cứu có giải pháp phù hợp.

Cụ thể, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 16/8 có bài viết nêu: Lương tối thiểu vùng tăng khiến chi phí lao động tăng cao, nên lợi thế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam mất dần. 

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Bangladesh có mức lương tối thiểu vùng thấp, chỉ hơn 100 USD/người/tháng. Ngoài ra, về tỷ giá, Ấn Độ và Bangladesh đã giảm giá đồng nội tệ gần 10%. Chuyển dịch sản xuất dệt may khỏi Trung Quốc có ưu tiên chọn Ấn Độ và Bangladesh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ LĐTB&XH, Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Tập đoàn Dệt May Việt Nam nghiên cứu, có giải pháp xử lý phù hợp. 

Bài viết

Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp trong bài viết "Dệt may Việt ngày càng đuối sức".

Trên thực tế, đi ngược lại với kỳ vọng về việc hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do cũng như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, doanh nghiệp dệt may đang chịu áp lực lương tối thiểu vùng tăng khiến áp lực chi phí lao động tăng cao doanh nghiệp mất dần lợi thế. Tình trạng thiếu đơn hàng trở nên trầm trọng, nhiều doanh nghiệp lớn cho biết chỉ có đơn hàng đến hết tháng 9/2019.

Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu đang giảm giá đồng nội tệ khiến đầu ra giảm trong khi chi phí đầu vào cứ tiếp tục tăng.

Doanh nghiệp thậm chí phải chấp nhận hạ giá 10-20% theo các đối tác, bởi “thà ăn cháo còn hơn nhịn đói”. Đầu tư nhà máy hàng trăm tỷ đồng nếu bỏ không cũng mất chi phí khấu hao, do đó, phải giữ đơn hàng và công việc cho người lao động.

Cùng với đó, nguồn thu lợi lớn của ngành dệt may Việt có tới 92% tới từ chi phí sản xuất nên tăng lương tối thiểu vùng hàng năm mức 5% cho công nhân thì lãi không còn bao nhiêu.

Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi việc Việt Nam khó trở thành thị trường được dịch chuyển đầu tư từ chiến tranh thương mại. Theo đó, với hơn 300 tỷ USD hàng hoá mà chính quyền Donal Trump sẽ áp thuế 10% vào sản phẩm từ Trung Quốc, Việt Nam chỉ được hưởng lợi nhỏ về nguyên phụ liệu.

Nhưng nhìn chung, hiện nay, ngành may mặc Việt Nam không có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc. Cụ thể, về mức thuế bình quân xuất khẩu hàng dệt May từ Việt Nam vào Mỹ đang khoảng 17%, trong khi đó, hàng Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường này cũng chỉ hơn 20%, chênh lệch giữa chúng ta và Trung Quốc không nhiều lắm. Do đó, nếu nói chúng ta được hưởng lợi khi Mỹ chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc về ta khả năng rất thấp.

Ở chiều ngược lại, sự chuyển hướng đầu tư của Trung Quốc sang các thị trường khác để có thể xuất hàng vào Mỹ, quốc gia này sẽ ưu tiện chọn Ấn Độ và Bangladesh. Bởi Ấn Độ hiện có trên 1 tỷ dân, chính sách của Ấn Độ gần đây đang quan tâm rất lớn cho việc bố trí lực lượng lao động vào ngành may, thậm chí bù lỗ thúc đẩy ngành may phát triển. Nhờ đó, năm 2018 Ấn Độ xuất khẩu gần 40 tỷ USD. Bangladesh cũng tương tự. 

Và cái gốc hơn cả là mức lương tối thiểu của hai nước cạnh tranh là Ấn Độ và Bangladesh chỉ ở mức hơn 100 USD/người/tháng. Hai thị trường này cũng có mức thuế xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Do đó, khả năng cao Trung Quốc sẽ chọn hai thị trường này. Điều này có nghĩa, lợi thế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là không đáng kể.

Do đó, để vượt qua giai đoạn khó khăn này và tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu vùng hàng năm kéo theo hàng loạt chi phí về lao động tăng cao.

Muốn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển để cạnh tranh như Thủ tướng Chính phủ nói là “đồng hành cùng doanh nghiệp” thì cả hệ thống phải vào cuộc, phải mở để doanh nghiệp được tự chủ nhiều hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715015934 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715015934 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10