Thủ tướng yêu cầu sớm có chính sách hỗ trợ công nhân và doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…

dgs

Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị 16 về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 để kịp thời triển khai.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân để thích ứng với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid-19.

Đặc biệt, các chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động cần được nghiên cứu hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn, nắm bắt các khủng hoảng do tác động của đại dịch.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người lao động và phát triển sản phẩm cho đối tượng là người lao động có thu nhập thấp, người dân ở vùng khó khăn.

Chỉ thị cũng nêu rõ Bộ Tài chính bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của công nhân.

Bộ Y tế hướng dẫn bữa ăn ca cho lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng quy chuẩn định mức calories bảo đảm dinh dưỡng, mức bồi dưỡng đối với các đối tượng lao động đặc thù, đồng thời phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc phù hợp với đặc thù các ngành nghề.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đẩy nhanh việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng và tổ chức có hiệu quả các thiết chế văn hóa nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này đã “càn quét” khá rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước và ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của nhiều công nhân lao động. Nhiều ngành cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Chẳng hạn như các ngành du lịch, hàng không, đường sắt… đã phải gánh chịu thiệt hại rất lớn, hàng ngàn lao động phải tạm nghỉ việc, thất nghiệp hoặc “ngủ đông” chờ qua cơn dịch để có thể hồi phục trở lại.

fg

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này đã “càn quét” khá rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước và ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của nhiều công nhân lao động.

Theo một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hơn 10.000 doanh nghiệp trên cả nước mới đây cho thấy, đại dịch COVID-19 đã tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi có đến hơn 87% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp do đại dịch COVID-19 gây ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Hiện cả nước đang cùng nhau thực hiện thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, do dịch bệnh đang bùng phát mạnh nên nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của các địa phương hiện nay là phòng chống dịch và có thể “hy sinh” lợi ích kinh tế để bảo vệ an toàn cho người dân.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã đồng thuận với chủ trương này để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, nhưng về lâu dài, ảnh hưởng của COVID-19 sẽ dễ làm doanh nghiệp “kiệt sức”. Chính vì thế, doanh nghiệp đang cần các địa phương có những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn nữa, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá; đồng thời Chính phủ xem xét những chính sách hỗ trợ vĩ mô thêm cho doanh nghiệp, giúp họ “nâng sức đề kháng” và phục hồi nhanh chóng sau khi dịch bệnh đi qua, để cùng Chính phủ đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021 này.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng yêu cầu sớm có chính sách hỗ trợ công nhân và doanh nghiệp tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714090506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714090506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10