Thực thi công lý trên mạng xã hội: Lời ảo - hậu quả thật

Diendandoanhnghiep.vn Hôm nay (8/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Trần Mạnh Hùng sẽ có phần trả lời chất vấn trước Quốc hội, một trong những vấn đề được đưa ra là việc quản lý mạng xã hội (MXH).

Nhiều cá nhân khi sử dụng mạng xã hội đang thiếu đi cái “trách nhiệm” với chính lời nói, câu chữ cá nhân của mình,  và gây ảnh hưởng lớn đến xã hội thực.

Mạng xã hội đang là nơi nhiều người thể hiện mặt tối của con người mình.

Mạng xã hội đang là nơi nhiều người thể hiện mặt tối của con người mình.

Nhiều vấn đề nhức nhối xảy ra trên MXH tại Việt Nam trong thời gian qua như tin giả, đăng tin thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, các thông tin xúc phạm, bôi xấu danh dự người khác và một bộ phận người dùng MXH, hay còn gọi là cộng đồng mạng đang có hành vi thực thi công lý thay cho cơ quan hành pháp.

Không thể nói sự phát triển của MXH không có mặt tích cực, nhờ có MXH đã giúp kết nối mọi người ở trên toàn cầu với nhau, xóa mờ mọi ranh giới. Nhưng kèm theo nó vẫn còn những mặt trái gặp nhiều rắc rối từ việc chia sẻ những thông tin cá nhân, cuộc sống đời tư bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều cá nhân khi sử dụng MXH đang thiếu đi cái “trách nhiệm” với chính từng lời nói, câu chữ cá nhân của mình. Họ cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận nhưng quên mất rằng, tự do cũng phải có trong khuôn khổ, mà ở đây là các quy định pháp luật nhất là khi Luật an ninh mạng đã có hiệu lực.

Hành vi trên MXH đã không chỉ giới hạn trên không gian số mà nó còn có sức ảnh hưởng lớn đến ngoài xã hội thực. Hay nói cách khác lời ảo nhưng hệ quả thật.

Những hành vi thiếu trách nhiệm trên MXH của một số cá nhân đang làm xấu đi hình ảnh không chỉ của cá nhân họ, nhân rộng ra nó ảnh hưởng đến cả hình ảnh của một cộng đồng, một quốc gia.

 

Ví dụ như những hành vi “kéo nhau” sang các page nước ngoài “khủng bố” tinh thần những người nổi tiếng, những nhãn hiệu, fanpage các công ty, thương hiệu đã không phải điều gì xa lạ. Một người đăng chỉ làm xấu đi hình ảnh của họ, nhưng khi nhiều người hùa vào, sẽ tạo tâm lý đám đông cùng nhau thực hiện những hành vi xấu, cụ thể trong bài chúng ta đang đề cập đến hành vi thực thi công lý trên MXH.

Trách nhiệm đã bị họ lờ đi do tâm lý nghĩ rằng trên không gian số - nó chỉ là thế giới ảo - hành động của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Nhất là khi lợi dụng MXH để kích động bạo lực.

Mới đây, MXH dậy sóng khi Facebook ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, một người nổi tiếng, có đăng trạng thái kêu gọi “dạy dỗ” về sự việc người cha bạo hành con. Theo quan điểm của tôi đây một hành vi kích động bạo lực và vi phạm phát luật. Không ai có quyền dùng bạo lực cá nhân để giải tỏa những bức xúc tâm lý của mình, phê phán người khác bằng vũ lực. Chỉ có cơ quan pháp luật, cụ thể là tòa án mới được phép đưa ra các chế tài đối với những người vi phạm.

Đối với các cá nhân hay tổ chức về việc hành vi xúi giục kích động trên MXH dân đến vi phạm pháp luật, trong luật đã có những quy định rõ trong các văn bản như Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Điểm e Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng về “Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội”. Trường hợp hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác (Điều 155) hoặc Tội vu khống (Điều 156) theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Trách nhiệm bị xem nhẹ, cộng với việc MXH bùng nổ trở thành một công cụ phổ cập trên phạm vi toàn cầu, bất kỳ ai cũng có thể khởi tạo một thông tin và lan truyền nó. Các luồng thông tin xuất hiện nhiều đến mức không thể kiểm soát. Và chỉ cần một phần thông tin trong đó bị bóp méo sự thật, chúng sẽ trở thành các "fake news” – tin giả.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã dành 11 năm để nghiên cứu 126.000 tin đồn và tin giả trên mạng Twitter và nhận thấy rằng tin bịa đặt lan truyền nhanh hơn tin thật, được đăng tải nhiều hơn. Lý do là tin giả “nóng hơn” và chủ đề phổ biến là chính trị, tiếp đó là tin liên quan đến kinh tế, khủng bố, khoa học, thiên tai…

Người dùng mạng bị tính chất giật gân của tin bịa đặt chi phối mà không quan tâm tới việc chúng có bao nhiêu phần trăm sự thật hay không có một tí sự thật nào. Do chúng ta đang sống trong thời đại bão hòa thông tin nên tin tức càng độc, lạ, rùng rợn, bạo lực càng thu hút người dùng mạng.

Với tốc độ lan truyền cực kỳ nhanh, cộng đồng mạng dễ bị kích động, tụ tập người dân đẩy mạnh trào lưu “tự xử”, làm thay cơ quan công quyền khi bức xúc trước những hành vi vi phạm pháp luật; xui dại và tung hô giới trẻ lên MXH chửi bới.

Ngoài những dẫn chứng luật trên, hiện Luật an ninh mạng đã có hiệu lực, cơ quan quản lý cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội bên cạnh đó, người dùng MXH cần có ý thức khi tiếp cận thông phân biệt các nguồn tin đáng tin cậy qua các kênh truyền thông chính thống. Như vậy cũng là bảo vệ chính người dùng mạng, đồng thời xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, an toàn.

Người dùng mạng đã đến lúc phải có ý thức cao đối với hành vi của mình trên mạng xã hội nếu không muốn gánh chịu trách nhiệm dân sự và thậm chí là hình sự.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thực thi công lý trên mạng xã hội: Lời ảo - hậu quả thật tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714257552 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714257552 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10