Tiền Giang: “Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Văn Vĩnh- Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định: Tiền Giang cam kết chăm lo cho doanh nghiệp phát triển bền vững; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...

>> Kiên Giang phục hồi kinh tế thích ứng với lộ trình an toàn

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Vĩnh- Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

 Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang (đứng thứ ba từ phải qua) thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe và kịp thời

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang (đứng thứ ba từ phải qua) thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe và kịp thời.

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh: Năm 2021, tình hình quốc tế biến động phức tạp, diễn biến không thuận lợi, đặc biệt dịch COVID-19... Tuy nhiên, với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Tiền Giang không điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều phấn đấu ở mức cao nhất, hoàn thành đạt và vượt 10/19 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu.

- Tiền Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch COVID-19, xin ông cho biết kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh thời gian tới?

Năm 2022, Tiền Giang đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,0 - 7,0%. Tiền Giang tiếp tục kiên định thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm, quán triệt, thực hiện nghiêm, quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các quy định phòng chống dịch. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, hiệu quả trong hành động. Kiên trì kiềm chế đẩy lùi, ngăn chặn có hiệu quả của dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, khôi phục và phát triển kinh tế.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh. Tập trung rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm tiếp tục cắt giảm các loại phí, chi phí. Hoàn thành các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19, đào tạo lại chuyên môn, tay nghề cho người lao động bị mất việc làm, lao động tại các khu, cụm công nghiệp (KCN, CCN), người sử dụng lao động để có thể đáp ứng ngay các đơn hàng khi khống chế được dịch bệnh.

Thứ ba, tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, xây dựng kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực cần sự công khai minh bạch; có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, CCN phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.

- Doanh nghiệp là chủ thể, xương sống của quá trình tái cấu trúc kinh tế, theo ông đâu là giải pháp trọng tâm để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển?

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Để sản xuất kinh doanh bền vững, phát triển bền vững, cần phải chăm lo đến an sinh xã hội, cũng như xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp. Tiền Giang cam kết chăm lo cho doanh nghiệp phát triển bền vững; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm an toàn cho người lao động; an toàn cho sản xuất; an toàn cho cộng đồng dân cư và vì sự phát triển của địa phương.

Năm 2022, Tiền Giang đặt mục tiêu sẽ có 670 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12% so với thực hiện năm 2021. Để làm được điều đó, Tiền Giang tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...

- Về lâu dài, để phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương, quy hoạch phải “đi trước mở đường”, việc triển khai quy hoạch tỉnh được triển khai thực hiện như thế nào thưa ông?

Hiện nay Tiền Giang đang triển khai lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển. Chủ động rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch đã và đang thực hiện. Cập nhật, rà soát quy hoạch xây dựng tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, tình hình thực tiễn và gắn với phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: “Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714627874 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714627874 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10