“Vén màn” chủ nghĩa đa phương tiền tệ

Diendandoanhnghiep.vn Nếu có thế lực nào đủ sức soán ngôi USD thì đó chính là nhóm các nền kinh tế lớn, mới nổi gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil (BRICS).

>> BRICS và tham vọng "tiền tệ siêu quốc gia" để loại bỏ USD

BRICS vừa tuyên bố sẽ phát hành một đồng tiền chung được đảm bảo bằng đất hiếm, dầu mỏ và vàng.

BRICS vừa tuyên bố sẽ phát hành một đồng tiền chung được đảm bảo bằng đất hiếm, dầu mỏ và vàng.

Động lực của đồng tiền mới

Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy từ cuối thể kỷ 20 đặt ra rất nhiều vấn đề với chính họ. Với quy mô kinh tế và sức ảnh hưởng ngày càng lớn, Bắc Kinh cần mở rộng không gian thương mại để hiện thực hóa tham vọng cường quốc.

Để khẳng định vai trò một cường quốc, sức mạnh đồng tiền là yếu tốt then chốt. Nghịch lý là, sau thế chiến II, Mỹ và đồng minh đã xác lập sự thống trị tuyệt đối trên thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu, trong đó đồng USD được hoạch định để nắm quyền chi phối.

“Đồng bạc xanh” không đơn thuần là đồng tiền, mà còn là “vũ khí” sắc bén để thao túng thị trường thương mại; tung đòn cấm vận, khống chế đối thủ thông qua công cụ lưu chuyển, cho vay, thanh toán, lãi suất điều hành.

Những gì xảy ra với Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên và Cuba buộc Trung Quốc vạch ra lộ trình khuếch trương đồng nội tệ của mình, thiết lập mạng lưới thanh toán riêng. Thoát khỏi đồng USD là vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Với Nga, nhiệm vụ này còn cấp bách hơn sau khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Đòn đánh hiểm từ Mỹ đã ngắt Nga khỏi kênh thanh toán quốc tế SWIFT, khu biệt khỏi dòng chảy kinh tế thế giới. Một lần nữa, vấn đề nằm ở USD.

Nắm trong tay “vũ khí năng lượng” rất hùng mạnh, nhưng Nga chưa bao giờ được xem là cường quốc kinh tế. Nga công khai thách thức nhưng thế “đơn thương độc mã” khiến Nga khó thành công. Vì vậy, họ nhanh chóng bắt tay với Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, Ấn Độ và Nam Phi là “tay chơi” mới trong ván cờ mạo hiểm này. Hai quốc gia này từ trước tới nay cố gắng duy trì vị thế cân bằng giữa hai cực Đông - Tây, không gần gũi phương Tây, cũng không “bắt tay” Trung Quốc. Song, chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi cơ bản chính sách của họ.

Tham gia xây dựng đồng tiền mới, chơi với Nga, Trung Quốc và Iran giúp quốc gia Nam Á tiếp cận gần hơn với nguồn năng lượng khổng lồ, đáp ứng nhu cầu phát triển rất “nóng”. Mặt khác, với New Delhi khả năng trở thành cường quốc top 3 toàn cầu hoàn toàn khả dĩ. Cho nên, nếu sở hữu đồng tiền mạnh và kênh thanh toán độc lập rất có lợi cho quốc gia này.

Nga và Ấn Độ không còn cần đến đồng USD trong thanh toán chung. Một cơ chế mới hình thành giữa Moscow và New Delhi cho phép chỉ sử dụng đồng ruble và rupee. Điều tương tự đã xảy ra với Nga và Trung Quốc, đó là giao dịch giữa Nhân dân tệ và ruble.

Một cơ chế mới hình thành giữa Moscow và New Delhi cho phép chỉ sử dụng đồng ruble và rupee.

Một cơ chế mới hình thành giữa Moscow và New Delhi cho phép chỉ sử dụng đồng ruble và rupee.

Thách thức vị thế của USD

Phương pháp ứng xử với lạm phát suốt từ năm 2022 đến nay của giới tinh hoa kinh tế - chính trị xứ sở “cờ hoa” là giọt nước tràn ly. Lãi suất đồng USD tăng 9 lần liên tiếp đã giúp Mỹ giảm bớt áp lực lạm phát, nhưng lại xuất khẩu lạm phát sang nhiều quốc gia khác, trong khi hàng loạt Ngân hàng Trung ương không thể làm gì khác ngoài ngóng trông động thái từ FED.

Mâu thuẫn giữa đồng tiền độc tôn và thị trường tự do đã tồn tại quá lâu. Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu cần đồng tiền đa phương, gắn với các loại “bản vị” mang tính phổ quát, chứ không chỉ dùng “mỡ nó rán nó” như đồng USD. Khi đó, tất cả các nền kinh tế có liên quan có “quyền” tham gia hoạch định và quyết định trạng thái và lưu thông tiền tệ, tránh được ảnh hưởng từ USD.

Nhìn ở giác độ quy luật kinh tế, sự xuất hiện của các liên minh tiền tệ mới phản ánh chính xác bức tranh phân rã trật tự toàn cầu cũ. Thách thức USD tức là tuyên chiến trực tiếp với quyền lực Mỹ - điều này hiện giờ đã xuất hiện trong các phát biểu chính thức của nhiều chính khách hàng đầu.

Động thái nói trên của các quốc gia BRICS chưa đủ sức “hất cẳng” USD trong giao dịch quốc tế, những khiến đồng tiền này dần suy yếu. Bởi tỷ trọng của khối BRICS trong giao dịch quốc tế cũng khá lớn. Theo dữ liệu của IMF, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống dưới 59% trong quý cuối cùng của năm 2022, kéo dài thời kỳ suy giảm trong hai thập kỷ qua.

Đáng chú ý, sự sụt giảm tỷ trọng của đồng USD không đi kèm với sự gia tăng tỷ trọng của đồng bảng Anh, đồng Yên hay Euro - những đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ quốc tế. Thay vào đó, sự dịch chuyển ra khỏi đồng USD diễn ra theo hai hướng: 1/4 vào đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và 3/4 vào đồng tiền của các quốc gia nhỏ hơn vốn đóng vai trò hạn chế hơn với tư cách là đồng tiền dự trữ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vén màn” chủ nghĩa đa phương tiền tệ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714339593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714339593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10