Vì sao khó phân phối vắc xin COVID-19 ra toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi cần triển khai tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu. Tuy nhiên, có thể nhiều nước lớn sẽ không tham gia kế hoạch này.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gue

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres

Cụ thể, trong phiên họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Guterres đã cảnh báo cho tới nay mới chỉ 10 quốc gia sở hữu 75% số liều vắc xin COVID-19 hiện có của thế giới, và 130 nước vẫn chưa có vắc xin.

"Thế giới đang cần gấp rút một kế hoạch tiêm vắc xin toàn cầu để đưa các bên có tiềm lực, chuyên môn khoa học, khả năng sản xuất và tài chính xích lại với nhau", ông Guterres nói. Chính vì vậy, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho rằng, nhóm các nền kinh tế lớn G20 ở vị trí phù hợp nhất để lĩnh xướng việc này.

Đồng thời, cần thành lập một lực lượng chuyên trách về tài chính và triển khai chương trình tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hiện nay các nước tại khu vực Mỹ La tinh, châu Phi và một số quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á chưa được tiếp cận với nguồn vắc xin COVID-19.

Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết tham gia COVAX - sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và bảo đảm tiếp cận công bằng với các phương pháp xét nghiệm, điều trị và vắc-xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” với việc các nước giàu “nhanh tay” mua, trữ vắc xin với khối lượng lớn có thể khiến sáng kiến COVAX không hiệu quả vì thiếu hụt vắc-xin cho các nước nghèo hơn.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao James Cleverly cho biết, rất khó để nói chắc chắn khi nào nước Anh có thể tài trợ vắc xin cho COVAX do sự gia tăng các ca bệnh nhiễm COVID-19 do chủng đột biến gây ra.

Chuyên gia sức khỏe toàn cầu Lawrence Gostin của Georgetown Law nhận định, các nhà lãnh đạo tại châu Âu đang chịu áp lực về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng tại chính đất nước họ khi số liều vắc xin chưa đủ để đạt đến con số cần thiết.

“Lợi ích quốc gia trộn lẫn với chính trị trong nước đang ngày càng chia rẽ của các nước giàu khiến nỗ lực trong việc phân phối vắc xin tới tất cả các quốc gia trên toàn cầu ngày càng khó khăn hơn”, chuyên gia Gostin cho biết. “Chính vì vậy, họ không thể nói chính xác lượng vắc xin sẵn sàng chia sẻ với thế giới hoặc khi nào có thể làm điều này”.

Các quốc gia đang đẩy nhanh việc phân phối vắc xin ra cộng đồng để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch

Các quốc gia đang đẩy nhanh việc phân phối vắc xin COVID-19 ra cộng đồng để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch

Mặt khác, đại dịch COVID-19 kéo dài đã làm các nền kinh tế lớn tiếp tục chịu tổn thương. Nếu họ không tập trung giải quyết những vấn đề trong nước, nhiều khả năng, cơ may chiến thắng cho đảng chính trị của họ trong cuộc bầu cử sắp tới không nhiều.

Mặc dù vậy, trong thời gian tới, các quốc gia G20 hoặc khối G7 đang lên kế hoạch sẵn sàng chia sẻ lượng vắc xin cho các nước đang phát triển. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra một mục tiêu vững chắc hơn, khi gợi ý rằng châu Âu và Mỹ nên phân bổ tới 5% nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 hiện tại của họ cho các quốc gia nghèo nhất một cách nhanh chóng.

Có khả năng các quốc gia châu Âu, hoặc thậm chí cả Mỹ không muốn nhường vai trò hỗ trợ toàn cầu cho Trung Quốc và Nga. Đại dịch đã góp phần cải thiện đáng kể vị thế và hình ảnh của hai quốc gia này tại một số khu vực chiến lược.

Do đó, châu Âu và Mỹ sẽ không thể chờ đợi thêm nếu Bắc Kinh và Moscow tiếp tục nhận được nhiều đơn vắc xin đến từ khu vực Mỹ Latinh hoặc châu Phi.

Giới chuyên gia cho rằng, các quốc gia G20 đã nỗ lực không ngừng nghỉ để giúp thế giới vượt qua thời kỳ khó khăn. Các nền kinh tế G20 đã đóng góp hơn 21 tỷ USD để chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời đầu tư 11 nghìn tỷ USD để “bảo vệ” nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, Giáo sư Brook Baker của Trường Đại học Luật Northeastern nói rằng, trong tương lai gần, việc tiêm chủng sẽ không bảo vệ được người dân nếu chủng virus tiếp tục đột biến và lây lan nhanh sang nơi khác mà không được kiểm soát.

“Bạn không bảo vệ công dân của mình; bạn đang tạo cho công dân của mình ảo tưởng rằng bạn đang bảo vệ họ. Các quốc gia lớn cần nỗ lực lớn hơn nữa để nhiều khu vực trên thế giới được tiêm chủng càng nhanh càng tốt để giảm đáng kể số lượng ca nhiễm mới. Đó mới là cách để giảm bớt đại dịch và kiểm soát nó”, chuyên gia này nhấn mạnh. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao khó phân phối vắc xin COVID-19 ra toàn cầu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714242302 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714242302 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10