Chuyện khó tin: Vương quốc Anh tìm cách "mở thị trường"!

Diendandoanhnghiep.vn Không ai nghĩ một hệ thống tư bản lâu đời như Vương quốc Anh lại ráo riết thúc đẩy mở toang thị trường nội địa...

Vương quốc Anh đang tìm cách đa dạng thị trường hậu Brexit

Vương quốc Anh đang tìm cách đa dạng thị trường hậu Brexit

Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss đã bày tỏ sự quan tâm của Anh về việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời khẳng định Anh sẵn sàng nhanh chóng ký kết FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản và một vài quốc gia khác sau Brexit.

Hiện nay, Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản-EU đã có hiệu lực từ tháng 2/2019 và các quy định trong hiệp định này sẽ còn hiệu lực đối với các giao dịch giữa Anh và Nhật Bản chừng nào Anh vẫn còn là thành viên EU. Do đó, nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận, Anh sẽ phải thương lượng lại một hiệp định mới với Nhật Bản để tiếp tục duy trì quan hệ đối tác.

Trước đó, cựu Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cũng đã từng khẳng định London đang nghiên cứu khả năng tham gia CPTPP và ký kết một FTA với Nhật Bản sau khi nước này rời khỏi EU. Đồng thời, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết Mỹ và Anh đang thảo luận một thỏa thuận tự do thương mại. Thỏa thuận này có thể có hiệu lực ngay sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 10.

Có thể thấy, sau những báo cáo tiêu cực về tương lai Vương quốc Anh hậu Brexit không thỏa thuận, các quan chức nước này đang tìm kiếm đối tác để đa dạng nguồn hàng qua các Hiệp định thương mại. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết nền kinh tế Vương quốc Anh sẽ có những phản ứng thế nào sau khi rời EU và mối quan hệ giữa châu Âu và Anh sẽ ra sao sau mốc 31/10. 

Nhưng có một điều rõ ràng, sự không chắc chắn vẫn còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước về an ninh công việc của các công dân EU. Theo Charles P.Ries, Phó Chủ tịch Tổng Công ty RAND, tác giả một báo cáo gần đây về triển vọng kinh tế của Anh, mặc dù đang tìm cách đa dạng thị trường nhưng Vương quốc Anh sẽ chịu nhiều thiệt hại do sự phụ thuộc kinh tế của Anh vào EU.

"Vấn đề lớn hơn là sự phụ thuộc của kinh tế Anh đối với các dịch vụ, chiếm khoảng 80% nền kinh tế. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia, xuất khẩu dịch vụ sang Liên minh châu Âu của Anh chiếm hơn 36% tổng xuất khẩu của Anh. Như vậy, rõ ràng các chính sách mà Anh hướng đến sẽ gây khó khăn nhiều cho kinh tế nước này giai đoạn hậu Brexit", ông Charles phân tích.

Mặc dù vậy, EU là một đối tác thương mại chủ chốt và dù kết quả Brexit ra sao thì có lẽ vị trí này vẫn sẽ được duy trì. Đồng thời, trong ngắn hạn, phần lớn hoạt động giao thương vẫn có thể tiếp diễn mà không bị ảnh hưởng. Chừng nào nước Anh đáp ứng được quy định của các nước thành viên trong khối thì các khách hàng EU đã lựa chọn mua sản phẩm của Anh cũng sẽ không ngừng lại.

Bên cạnh đó, mối quan ngại ban đầu về những nguy cơ đối với Trung tâm tài chính London đang giảm dần, bởi thực tế cho thấy không có thành phố châu Âu nào có thể tái hiện được mức độ tài chính, thanh khoản và chuyên môn như London trong vai trò là trung tâm tài chính toàn cầu nổi bật tại châu Âu.

Có thể nói, là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới xét về mặt thương mại quốc tế, nước Anh có thể gặt hái được nhiều lợi ích từ việc là một quốc gia thương mại toàn cầu cởi mở. Về cơ bản, việc Anh đang tìm hiểu về các Hiệp định thương mại sẽ mang lại cơ hội cho các quốc gia ở khu vực châu Á có cơ hội tiếp cận với thị trường khó tính này. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện khó tin: Vương quốc Anh tìm cách "mở thị trường"! tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325865 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325865 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10