An cư cho người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Việc đầu tư phát triển hạ tầng xã hội khu công nghiệp là một trong những giải pháp quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. 

p/Tọa đàm trực tuyến “Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của VCCI

Tọa đàm trực tuyến “Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của VCCI.

Tại tọa đàm trực tuyến "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp"- Chuyên đề số IV trong chuỗi sự kiện bất động sản công nghiệp "Xây tổ đón đại bàng", các chuyên gia, doanh nghiệp đã chỉ ra bức tranh tổng quan về tình hình phát triển hạ tầng xã hội trong các Khu công nghiệp.

Nhiều “rào cản”

Theo thống kê trên cả nước, hiện chỉ có 214 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha, trong đó, 116 dự án đã hoàn thành với diện tích đất hơn 250ha. Diện tích đất được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng chưa đến một nửa chỉ tiêu, chiếm tỷ trọng 41,6%.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhận định: “Thực tế cho thấy, hầu hết các khu công nghiệp đều chủ yếu tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chú trọng lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động”.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã là phép thử “mạnh” đối với bài toán hạ tầng xã hội gắn với khu, cụm công nghiệp và nó cũng đặt ra yêu cầu bức thiết về việc sớm tìm ra lời giải để đảm bảo sự liên tục của sản xuất, yếu tố sống còn trong vận hành nền kinh tế.

Theo ông Đỗ Xuân Điệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh thì vấn đề đặt ra đầu tiên trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở công nhân là bài toán về vốn. “Nhà nước cần phải có nguồn vốn đối ứng, kích cầu nhằm để hỗ trợ nhà đầu tư KCN cũng như cho công nhân có nhu cầu vay vốn ưu đãi bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế công đoàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi KCN”, ông Điệp nêu quan điểm.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư - Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nhận định hiện nay thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn phức tạp, nhiều điều kiện ràng buộc, lại có thời gian thu hồi vốn chậm… nên các nhà đầu tư chưa quan tâm.

Dưới góc độ doanh nghiệp, TS. Hán Minh Cường, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Sgroup lại cho rằng, chính sách đã có nhưng việc thực hiện rất chậm, thậm chí tắc.

Trước mắt, TS Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm đầu tư xây dựng 5-10 khu nhà ở cho công nhân thuê đáp ứng cho khoảng 50.000 - 100.000 công nhân được thuê nhà ở tại các địa phương đã được bố trí đất, với một số chính sách đặc thù. Tổng Liên đoàn sẽ bố trí khoảng 1.000 tỷ đồng xây dựng thiết chế xã hội, tạo quần thể tiện ích sinh hoạt chung cho các khu nhà ở cho thuê trên.

Đồng bộ giải pháp

Theo các chuyên gia, để giải bài toán nhà ở cho công nhân ngày càng bức thiết cần thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp, lấy cơ chế chính sách làm yếu tố mở đường, sự tham gia của doanh nghiệp là động lực.

PGSTS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT cũng cho rằng, xây dựng quy hoạch khu công nghiệp phải gắn đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư và nhà ở trong một phương án tổng thể, thống nhất, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện.

Đồng tình, TS KTS Nguyễn Xuân Hinh Trưởng khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc Hà Nội đưa ra gợi ý: cần có cách tiếp cận mới trong lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược đồng bộ hóa quy hoạch KCN với quy hoạch phát triển đô thị, trong một phương án tổng thể, thống nhất, từ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng những bất cập từ thực tế đang được Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng xử lý. Đặc biệt, Cục quản lý nhà, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng tổ chức hỗ trợ phát triển của Hàn Quốc đã phối hợp để thực hiện dự án xây dựng chính sách tổng thể về nhà ở xã hội cho Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đã có cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu nhà ở xã hội công nhân.

Từ đó, Bộ đang xây dựng tiêu chí cụ thể để chuyển đổi khu công nghiệp dịch vụ. Đối với yêu cầu sửa đổi cơ chế chính sách liên quan, đại diện Bộ Xây dựng, cho biết bên cạnh đề xuất bổ sung nguồn tín dụng lên đến 65.000 tỷ đồng cho phát triển NOXH, nhà ở công nhân thì một số tồn tại, vướng mắc đã được giải quyết tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có chủ trương khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng xã hội cho người lao động trong khu công nghiệp. Tuy vậy, để chủ đầu tư có động lực xây dựng nhà ở cho công nhân nói riêng và hạ tầng xã hội nói chung rất cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cơ quan chức năng. Việc sửa đổi các cơ chế chính sách sẽ “mở đường” để các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở cho công nhân. 

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Cty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng):

Hiện nay, trong tư duy phát triển các KCN, khu kinh tế (KKT), khu chế xuất (KCX) chúng ta mới chỉ chú ý đến hạ tầng kỹ thuật, chưa quan tâm đến hạ tầng xã hội. Các chính sách cần sửa đổi theo hướng coi nhà ở công nhân là một hạ tầng kỹ thuật của KCN, KKT, KCN đặc biệt là Luật Đất đai. Khi đó sẽ rút ngắn được thủ tục, có sẵn quỹ đất cũng như chỉ định công ty phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT, KCN là chủ đầu tư xây dựng nhà ở công nhân.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó TGĐ Tập đoàn APEC Group

Tập đoàn APEC vừa có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ để huy động từ các định chế tài chính, từ các đối tác với quy mô đầu tư khoảng 50.000 - 100.000 tỷ và sẽ tăng lên phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển để đầu tư 6 - 10 triệu “căn hộ nhà ở xã hội” trong giai đoạn 2021 – 2030. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ phê duyệt cơ chế cho phép đầu tư hạ tầng và công nhận doanh nghiệp đầu tư làm NƠXH là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng và đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ông Phan Văn Chính, Phó TGĐ công ty IDICO

Nhà ở cho Công nhân lao động và Nhà ở chuyên gia cần được quy hoạch bài bản cùng với quy hoạch các KCN. Nhà nước cũng cần tạo tạo cơ chế thông thoáng, tháo bớt các rào cản để các Nhà đầu tư có thể tiếp cận triển khai đầu tư phát triển một cách hài hòa và đồng bộ với việc phát triển các KCN. Việc “an cư lạc nghiệp” sẽ tạo tâm lý ổn định giúp người lao động yên tâm sản xuất, tạo ra nhiều giá trị gia tăng đóng góp cho xã hội.

Bà Trần Tố Loan, Phó TGĐ Tập đoàn Sao Đỏ

Việc xây nhà ở công nhân để cho thuê là vô cùng cấp thiết, giải quyết nhu cầu trước mắt và cũng là cái đích mà chúng ta cần hướng đến. Cần lựa chọn những khu vực cần diện tích đủ lớn để đảm bảo đạt được các điều kiện về 1 khu đô thị có đầy đủ các tiện ích về y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, khắc phục tình trang lâu nay chúng ta vẫn xây 1 vài tòa chung cư thiếu sự kết nối đồng bộ đến các khu đô thị cũ và dịch vụ. Khiến các khu nhà ở không thu hút được người dân đến định cư, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An cư cho người lao động tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714175225 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714175225 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10