An ninh Biển Đông sẽ bớt “nóng” sau đối thoại Shangri-La?

Diendandoanhnghiep.vn Cả Việt Nam và các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ không muốn thấy sự bất ổn về an ninh trong khu vực, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.

>> Trung Quốc “cô đơn” vì tham vọng độc chiếm Biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 đang diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã cáo buộc “một số quốc gia” tăng cường chạy đua vũ trang và cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tâm lý Chiến tranh Lạnh đang trỗi dậy và làm gia tăng đáng kể rủi ro an ninh. Đồng thời cảnh báo việc thiết lập các liên minh quân sự “giống như NATO” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đẩy khu vực vào “vòng xoáy” xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 20 ngày 4/6. Ảnh: Lê Dương/Pv TTXVN tại Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 20 ngày 4/6. Ảnh: Lê Dương/Pv TTXVN tại Singapore

Trước đó ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tổ chức đàm phán bên lề cuộc họp ở Singapore lần này đã làm suy yếu nỗ lực duy trì hòa bình trong khu vực.

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược tiếp tục nảy lửa giữa Mỹ và Trung Quốc, các cuộc đối thoại quân sự đã trở thành một trong những kênh tương tác chủ yếu giữa hai quốc gia này. Phía Lầu Năm Góc khẳng định mong muốn có “đường liên lạc cởi mở” với các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc, nhưng đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự bế tắc.

Minh chứng là Đô đốc John Aquilino, người đứng đầu bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đã nỗ lực tổ chức cuộc gặp với các đồng cấp Trung Quốc trong hai năm qua. Ngoài ra, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cũng không có bất kỳ liên lạc nào với đồng cấp của mình kể từ sự cố khinh khí cầu.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, là một trong những điểm đáng chú ý khi bước vào Shangri-La 2023. Đến mức Thủ tướng Australia Anthony Albanese cảnh báo: “Hậu quả của một sự đổ vỡ như vậy sẽ không chỉ giới hạn ở các cường quốc hay nơi xung đột của họ, mà sẽ tàn phá thế giới”.

Phiên thảo luận hôm 3/6/2023 với chủ đề “Xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định và cân bằng” trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2023 tại Singapore. Ảnh: IISS

Phiên thảo luận hôm 3/6/2023 với chủ đề “Xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định và cân bằng” trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2023 tại Singapore. Ảnh: IISS

>> Vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống trên Biển Đông hiện nay

>> Biển Đông trong chiến lược Quy hoạch điện VIII

>> Giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo trên Biển Đông

Thách thức chính là làm thế nào để giảm thiểu căng thẳng chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, về mặt quân sự, những thách thức bao gồm việc giảm căng thẳng ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương.

Đơn cử như việc những ngày qua, các thông tin tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lại một lần nữa đẩy căng thẳng gia tăng. Chính hành động ngoài thực địa đã mâu thuẫn với những lý thuyết cao đẹp mà Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói ở trên tại Đối thoại Shangri-La là muốn những cuộc đối thoại, không chạy đua vũ trang và can thiệp vào nội bộ của nước khác…

Điều này cũng có nghĩa, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khu vực Đông Nam Á cũng không tránh được khỏi “vòng xoáy” của cuộc cạnh tranh gữa Mỹ - Trung Quốc và Biển Đông, biển Hoa Đông vẫn là tâm điểm. Và việc các quốc gia Đông Nam Á tăng cường chi tiêu quốc phòng để phòng vệ âu cũng là điều dĩ nhiên.

Đáng chú ý, đến thời điểm này, ngoại trừ Philippines, các nước còn lại trong ASEAN vẫn tỏ ra thận trọng với bất kỳ lời mời gọi nào từ bên ngoài khu vực. Sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN đã chi hơn 60 tỉ USD từ năm 2013 - 2022 cho mua sắm, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quốc phòng, theo dữ liệu của IISS Military Balance+.

Nói rộng ra, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á lẫn Châu Á – Thái Bình Dương nói chung sẽ không muốn thấy sự bất ổn về an ninh trong khu vực, vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của mỗi nước, mà địa chính trị cũng nằm ở mức “báo động đỏ”.

Rõ ràng, cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung Quốc tại khu vực là một thực tế. Dù có muốn hay không muốn thì cuộc cạnh tranh này vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách gay gắt, toàn diện. Việt Nam dù muốn đứng ngoài cuộc cũng không thể. Chọn bên thì chắc chắn không phải là sự lựa chọn. Lựa chọn đúng đắn nhất cho Việt Nam, đó chính là lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Có thể nói, kể từ khi tham gia Đối thoại Shangri-La đầu tiên vào năm 2002, Việt Nam luôn thể hiện là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, thường xuyên đưa ra các quan điểm rõ ràng trước những thách thức an ninh và tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Kiên trì với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đến nay, Đối thoại Shangri-La đã trở thành diễn đàn uy tín thế giới, ngày càng củng cố vị thế cùng vai trò ngày càng tăng của Châu Á – Thái Bình Dương trong cấu trúc an ninh toàn cầu. Hơn bao giờ hết, Việt Nam mong muốn các nước đối thoại hơn đối đầu và tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Rất cần sự chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương.

Dù vậy, sau Chương trình đối thoại, các vấn đề liên quan đến khu vực “màu mỡ” như Biển Đông và Hoa Đông có bớt “nóng” hay không, thì dư luận quốc tế còn phải chờ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An ninh Biển Đông sẽ bớt “nóng” sau đối thoại Shangri-La? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714293237 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714293237 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10