Bạo hành trẻ em: Đôi điều cần suy ngẫm!

Diendandoanhnghiep.vn Vấn đề trẻ em bị bạo hành là hiện tượng đã xảy ra khá phổ biến và gây nhiều bức xúc trong xã hội thời gian qua.

Hình ảnh 9 chiếc đinh đóng vào hộp sọ của cháu bé 3 tuổi. Ảnh: SK&ĐS

Hình ảnh 9 chiếc đinh đóng vào hộp sọ của cháu Ngọc A, 3 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh: SK&ĐS

>> Vụ bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu: Im lặng cũng là tiếp tay cho cái ác!

3 tuổi 3 tháng 4 lần cấp cứu - đây là con số bất bình thường mà bé Ngọc A (3 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội) đã trải qua trước khi hôn mê sâu với 9 “vật lạ” được nghi là đinh đóng trên đầu. Sự việc khiến nhiều người rùng mình sợ hãi và thu hút sự chú ý của dư luận. 

Có thể nói, tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em ngày càng gia tăng cả về mức độ phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng. Hai vụ án rúng động trước đây, Hà Nội và TP HCM, hai bé gái đã chết vì “cha dượng” của mẹ và “người tình” của cha, và giờ đây là bé gái 3 tuổi này.

Không cần biết động cơ, mục đích của người đã găm đinh vào đầu cháu, nhưng rõ ràng, cả 3 bé gái này đều là nạn nhân của những cuộc ly hôn. Đấy là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, nhất là những cặp vợ chồng trẻ.

Đời sống hiện đại, người ta sống thoáng và nghĩ thoáng, nghĩ và sống cho riêng mình nhiều hơn, nên khi có trục trặc, thay vì nghĩ cách hàn gắn, nhiều bạn trẻ đã chọn ly hôn cho xong và ngay lập tức đến với một cuộc tình mới. Giá trị gia đình vì thế mà ngày càng bị coi nhẹ, và tất nhiên, khi ly hôn, chỉ có bố mẹ là thoải mái, là “thoát” được cảnh sống chung mà nặng nề, áp lực.

Tối 27/12, nhiều người tưởng niệm bé V.A. trước sân chung cư. Ảnh: Zing

Những vụ bạo hành trẻ em gây rúng động dư luận thời gian gần đây đều liên quan đến việc bố mẹ ly hôn. Trong ảnh: Người dân tưởng niệm bé V.A trước sân chung cư. Ảnh: Zing

>> Bạo hành trẻ em và những “cái chết được báo trước”

Nhiều đứa trẻ may mắn được sinh ra trong một gia đình văn minh, hiểu biết nên khi cha mẹ ly hôn, các con vẫn có được hạnh phúc dù có thể không trọn vẹn, nhưng các con vẫn được yêu thương và học hành, vui chơi thoải mái. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn như thế. Ít nhất là 3 bé gái trong 3 vụ việc gần đây, các con chính là người phải chịu hậu quả mà nguyên nhân, xuất phát từ chính những cuộc ly hôn của cha mẹ.

Nói cách khác, các vụ việc trẻ em bị bạo hành gần đây cho thấy, những em sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, sống chung với cha dượng, mẹ kế… là những trẻ em dễ bị bạo hành, xâm hại.

Đối với những đứa trẻ bị bạo hành, chúng ta đã yêu thương chưa đủ, quan tâm nửa vời. Nhiều người trong chúng ta sợ rắc rối, sợ thêm việc, sợ xấu hổ, ngại đấu tranh, ngại ra cơ quan công quyền, nhờ sự can thiệp của chính quyền, tổ nhóm... nên không bảo vệ trẻ đến cùng.

Nếu chúng ta không “dĩ hòa vi quý”, chúng ta đi đến cùng việc đứa trẻ bị đánh đập, bảo vệ một cách nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều những nỗi đau đớn, thương tích, những cái chết uất ức, thương tâm của trẻ em

Câu chuyện của bé Ngọc A và V.A là một kịch bản khá quen thuộc mà chúng ta thường gặp. Thấy một đứa trẻ bị đánh, bị thương tích, người lớn chỉ hỏi han, đe dọa miệng rồi bỏ qua, kết quả là đứa trẻ bị đánh đập dã man hơn, nguy kịch và xấu hơn nữa là tử vong. Khi đó chúng ta lại lên án, lại căm hận, lại xót thương.  Không phải đã quá muộn rồi sao! 

Thật đau lòng, những đứa trẻ đáng ra phải được sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình, xã hội thì lại phải gánh chịu những trận đòn roi, ngược đãi dã man. Điều đáng nói, những đứa trẻ bị bạo hành không chỉ đau đớn về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần.

>> Nâng cao văn hoá kinh doanh nhìn từ vụ chủ shop quần áo bạo hành nữ sinh

Qua những vụ trẻ em bị bạo hành, rất nhiều người đã đặt câu hỏi: Vì sao các em bị hành hạ trong thời gian dài như vậy mà không bị phát hiện? Vai trò của các cấp chính quyền, đoàn thể, vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở đâu? Điều đáng nói, là những vụ trẻ em bị bạo hành được phát hiện trong thời gian gần đây, phần lớn là từ các cơ quan báo chí.

Cho dù bất kỳ lý do nào, thì hành động phi nhân tính là không thể chấp nhận được. Đã có một sự vô cảm nhất định đang len lỏi tồn tại trong đời sống xã hội. Và hành động dã man, thú tính ấy cần phải được loại bỏ khỏi cuộc sống này vì nó quá dã man, quá khủng khiếp không phải hành động của một con người.

Chính vì vậy, để có các giải pháp thật sự hiệu quả nhằm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, trước hết các ngành chức năng cần nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là ở cấp xã, phường, cụm dân cư.

Cần hình thành các dịch vụ xã hội bảo vệ trẻ em có tính hệ thống, liên tục và chuyên nghiệp theo cả hai hình thức công ích và xã hội hoá... Một vấn đề không kém phần quan trọng, là phải xóa đi sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ cơ sở, của những người dân ở các địa bàn xảy ra những vụ bạo hành con trẻ.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ phải xuất phát từ tình thương yêu giữa con người với con người, ở thái độ trách nhiệm đối với con trẻ.

Có đẩy lùi được sự vô cảm đang tồn tại trong đời sống xã hội, thì mới hy vọng ngăn chặn được nạn bạo hành, ngược đãi trẻ em đang gây bất bình dư luận như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bạo hành trẻ em: Đôi điều cần suy ngẫm! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714160956 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714160956 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10