Các địa phương chủ động đối phó COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tại thời điểm này nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị, các chợ khá dồi dào, giá ổn định, sức mua như những ngày bình thường.

Cụ thể, tại Hà Nội, theo báo cáo nhanh của doanh nghiệp, lượng hàng dự trữ tăng gấp 4-5 lần ngày bình, các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội…

Bộ Công Thương đã chủ động có phương án chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sớm có kế hoạch ứng phó với COVID-19. Ảnh: Minh Khuyên

Bộ Công Thương đã chủ động có phương án chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sớm có kế hoạch ứng phó với COVID-19. Ảnh: Minh Khuyên

Hệ thống siêu thị Co.opmart tăng lượng dự trữ ngay tại các kho của Hà Nội, Bắc Ninh, lượng hàng tăng 30%, huy động tăng các cán bộ đi phục vụ 100%; hệ thống BigC lượng hàng tăng từ 30-40%, bố trí cán bộ liên tục phục vụ hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối...Hàng hóa từ các nơi đã được chuyển về kho dự trữ và các điểm bán của các doanh nghiệp, hàng hóa trên các quầy kệ được bổ sung liên tục, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng TMĐT để phục nhu cầu nhân dân khi phòng chống dịch. Trên các ứng dụng bán hàng online, theo báo cáo của Công ty An Việt, hiện nay lượng đặt hàng qua sàn thương mại thực phẩm online (ubofood.com) tăng đột biến, công ty cam kết tăng lượng hàng cung cấp đủ lượng hàng hóa đảm bảo nhu cầu của khách hàng.

Tại TP.HCM, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch cung ứng hàng hóa bảo đảm cân đối cung cầu trên địa bàn với 3 kịch bản cụ thể giao cho Sở Công Thương và các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai. Theo đó, thành phố đã lên phương án ứng vốn vay dự trữ hàng hóa và có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng từ 50-100% lượng hàng cung cho thị trường so với ngày thường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.

Tại TP. Đà Nẵng, các Trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ trên địa bàn đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Về tình hình kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố, lượng hàng hóa trái cây, rau củ quả, thịt gia súc gia cầm nhập về các chợ dồi dào, giá cả bình ổn, bình quân rau hành laghim 188 tấn/ngày và trái cây 367 tấn/ngày.

hàng hóa tại các siêu thị, các chợ khá dồi dào, giá ổn định. Ảnh: Minh Khuyên

Hàng hóa tại các siêu thị, các chợ khá dồi dào, giá ổn định. Ảnh: Minh Khuyên

Tại Bắc Ninh, Sở Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các nhà sản xuất, phân phối thực phẩm lớn trên địa bàn tỉnh để đưa ra phương án cung ứng từ sản xuất cho đến phân phối, bảo đảm giá hợp lý nhất cho người dân sử dụng, tiêu dùng. Cụ thể, gạo tẻ 20.373 tấn /tháng; lạc 107 tấn/ tháng; thịt lợn 7.000 tấn/ tháng; thịt gia cầm 1.513 tấn/ tháng; trứng gia cầm khả năng cung ứng cho địa bàn và cung cấp cho các thị trường ngoài tỉnh là 420.000 quả; rau củ quả 17.517 tấn/ tháng… Ngoài ra năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên địa bàn như mỳ tôm, cháo, phở sản lượng 155.000 thùng/ngày hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa, hiện nguồn cung hàng hóa được đảm bảo, công tác điều tiết, quản lý thị trường tốt nên thị trường giá cả cơ bản ổn định, chưa có nhiều biến động. Các doanh nghiệp có tỷ trọng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh thực hiện dự trữ hàng hóa về lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ước đạt khoảng 3.500 tỷ đồng, đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong khoảng 1 tháng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Một số hệ thống phân phối chủ động tăng hàng hóa dự trữ hơn điều kiện thường như hệ thống siêu thị Big C đã dự trữ hàng hóa đủ cung cấp nhu cầu cho 41 ngày (nhu cầu cao) và 80 ngày nhu cầu bình thường...Ngoài ra, với sản lượng lúa đạt 1,4 triệu tấn/năm; vụ mùa ước đạt 0,8 triệu tấn trong dân cư đáp ứng nhu cầu cho người dân toàn tỉnh trong vòng 11 tháng; sản lượng thịt các loại cung ứng khoảng 20.000 tấn/tháng, với số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện tại của tỉnh có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân trong vòng 5 tháng (khoảng 400 tấn/tháng).

các Trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ trên địa bàn đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ảnh: Minh Khuyên

Các trung tâm thương mại, siêu thị đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ảnh: Minh Khuyên

Tại Bắc Giang, theo báo cáo của các doanh nghiệp phân phối hàng hóa thiết yếu, các doanh nghiệp tăng lượng dự trữ so với ngày thường, đặc biệt là mỳ tôm và gạo. Lượng dự trữ tại kho của các doanh nghiệp phân phối đạt gần 70.000 thùng mỳ và 350 tấn gạo. Lượng dự trữ của 02 siêu thị BigC và Co.op mark tại kho khoảng 9.000-11.000 thùng mỳ các loại, 8 tấn gạo, gần 50 tấn nhu yếu phẩm, 12-15 tấn thực phẩm đông lạnh, riêng hàng tươi sống lượng cung ứng đảm bảo tăng gấp 2-3 lần ngày thường.

Tại Nam Định, hệ thống các siêu thị Big C Nam Định, Micom Plaza, Coopmart, Lanchi mart, Country mart, chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart, trung tâm sản phẩm nông nghiệp sạch Nam Định… đã chủ động tính toán nhu cầu thị trường cân đối nguồn hàng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời điểm hiện nay, có kế hoạch điều chuyển hàng hóa trong hệ thống để xử lý những biến động đối với một số mặt hàng như gạo, mỳ tôm, rau, củ quả, dầu thực vật, thực phẩm tươi sống… Các đơn vị cũng đã cam kết và sẵn sàng cung ứng tăng các chủng loại thực phẩm từ hệ thống chuỗi siêu thị của mình và hệ thống các nhà cung cấp toàn quốc; đồng thời, cam kết không tăng giá các mặt hàng để góp phần bình ổn thị trường trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19.

Tại Bình Dương, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu. Theo đó, giao cho 12 doanh nghiệp (10 siêu thị) tham gia dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do dịch Covid-19 gây ra bao gồm các mặt hàng: lương thực (gạo, nếp…); thực phẩm chế biến (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, bánh mứt, kẹo…); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả…); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người với tổng giá trị hàng hóa dự kiến là 4.167,5 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh).

Tại Đồng Nai, các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, Công ty TNHH TMDV Quốc tế BigC Đồng Nai, CN Công ty Cổ phần Espace Business Huế tại Đồng Nai,Công ty TNHH TMDV Siêu thị Coopmart BiênHòa, CN Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam, Siêu thị Hoàng Đức... có trách nhiệm đảm bảo nguồn hàng đã đăng ký với Sở Công Thương, sẵn sàng cung ứng cho thị trường khi có biến động về tăng giá, khan hiếm hàng hóa, đồng thời xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ người dân trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các địa phương chủ động đối phó COVID-19 tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714312894 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714312894 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10