Cần đạo luật riêng cho các loại hình kinh tế chia sẻ

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Phan Anh, giảng viên Đại học Thương mại khẳng định Việt Nam vẫn đang “lúng túng” trong ứng xử với mô hình kinh tế chia sẻ.

- Từ sự xuất hiện của Uber-Grab, ông có đánh giá như thế nào về “ứng xử” của Việt Nam với mô hình kinh tế chia sẻ trong thời gian qua?

Tôi cho rằng ứng xử của cấp quản lý vĩ mô, bộ ban chuyên ngành về vấn đề này cũng có nhiều điểm tích cực và đổi mới (như cho phép thí điểm mô hình này trong kinh doanh thực tế) và có những khó khăn khách quan (mô hình thực tế phát triển trước và tư duy quản lý phát triển sau). Tuy nhiên, chúng ta vẫn lúng túng, và có cách tiếp cận chưa đầy đủ, chưa cập nhật của mô hình kinh tế chia sẻ nói chung và từng trường hợp cụ thể nói riêng đã được đề cập như Uber, Grab...

Mô hình này cũng đã ra đời khoảng 20 năm nay và mới phát triển nở rộ trong khoảng 10 năm trên thế giới và khoảng 5 năm tại Việt Nam. Với khoảng thời gian như vậy, về lý thuyết, nhà quản lý hoàn toàn có thể đã có những nghiên cứu về vấn đề, nghiên cứu tình huống từ các công ty phát triển, các chính sách của các Chính phủ cũng đang phải đối mặt với vấn đề này (nếu có). Tích cực hơn nữa thì có thể chủ động đưa vấn đề này vào chính sách khuyến nghị và có sự chuẩn bị trước (chủ động mời, chào, hoặc không chủ động làm chính sách trước) thay vì phải đuổi theo sau một cách vất vả và chậm chạp.

- Theo ông, hiện nay đâu là “điểm nghẽn” trong tư duy quản lý của Việt Nam đối với các loại hình kinh doanh dựa trên nền tảng kinh tế chia sẻ như Grab trong thời gian qua?

Tôi cho rằng yếu tố “điểm nghẽn” như đề cập có thể là do tính lịch sử và tính hệ thống vốn có. Không dễ gì và không dễ dàng mà một hệ thống sẵn sàng đón nhận những tư duy mới, mô hình mới một cách quá nhanh chóng và cập nhật. Và không phải chỉ có vấn đề mô hình nền kinh tế chia sẻ, mà thực tế còn có trong nhiều vấn đề khác mà chúng ta cũng có thể đã thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cần phải lưu ý rằng: Điều gì cũng có hai mặt của nó. Sự thận trọng có phần chậm chạp trong chính sách cũng có những ưu điểm lớn của nó, và tất nhiên nó cũng có những nhược điểm. Vấn đề là lợi ích và cái giá phải trả có tương xứng hay không thôi. Do đó, ở góc nhìn dài hạn hơn, tôi xin mạnh dạn đề xuất một đạo luật riêng dành cho các loại hình kinh tế chia sẻ.

- Việt Nam nên làm gì để tận dụng tốt các cơ hội mà kinh tế chia sẻ mang lại, đồng thời khắc phục những hạn chế từ nó?

Theo tôi, Chính phủ và các bộ ban ngành quản lý hãy chào đón tất cả các hãng công nghệ, các mô hình kinh doanh mới trên thế giới đến với Việt Nam, bất kể lĩnh vực gì mới mẻ và tiềm năng thậm chí là chưa từng xuất hiện trên thế giới. Chào đón họ mở văn phòng, nghiên cứu và phát triển, ứng dụng mô hình thử nghiệm tại Việt Nam. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ về chính sách, pháp lý để mô hình đó có thể phát triển tốt tại Việt Nam và từ Việt Nam vươn ra thế giới. Không chỉ ứng dụng nền kinh tế chia sẻ, công nghệ blockchain, công nghệ nano, công nghệ lượng tử...

Đối với các công ty trong nước, Chính phủ cần có các chương trình tập huấn và đào tạo về các mô hình mới đang có trên thế giới, để khuyến khích doanh nghiệp và các nhà khởi nghiệp dấn thân. Cũng cần có hệ sinh thái về công nghệ, quản trị kinh doanh, marketing, quảng cáo, tài chính… để hỗ trợ cho doanh nghiệp và các cá nhân để phát triển. Hãy làm điều đó một cách thực tế, thiết thức, không phải làm kiểu hô hào, hội thảo rồi bỏ đó.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần đạo luật riêng cho các loại hình kinh tế chia sẻ tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714471457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714471457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10