Chợ nông thôn (Bài 4): Giữ vững kênh phân phối truyền thống trong mùa dịch

Diendandoanhnghiep.vn Khi bình thường cũng như lúc có dịch, kênh phân phối truyền thống luôn giữ một vai trò quan trọng và không thể thay thế trong nhiều năm nữa.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước có gần 9.000 chợ. Chợ dân sinh ở thành phố, thị trấn, thị xã và các chợ nông thôn hiện đang đảm nhiệm phục vụ đến 85% hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng xã hội.

chợ dân sinh ở các thành phố, thị trấn, thị xã và các chợ nông thôn hiện đang đảm nhiệm phục vụ đến 85% hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng xã hội.

Chợ dân sinh ở các thành phố, thị trấn, thị xã và chợ nông thôn hiện đang đảm nhiệm phục vụ đến 85% hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng xã hội.

Hơn 1 năm nay, các chợ và các siêu thị dù có những khó khăn trong mùa dịch vẫn đảm nhiệm vai trò phục vụ của mình cho tiêu dùng xã hội. Khi có dịch, kênh phân phối truyền thống là các chợ đã hoạt động linh hoạt và đổi mới hơn.

Như tại TP.HCM số chợ bị tạm thời đóng cửa đến ¾ số chợ của toàn thành phố. Tại Hà Nội hàng chục chợ cũng bị đóng cửa tạm thời khi có dịch phát sinh trong chợ. Việc đóng cửa chợ hàng loạt như trên đã tạo ra sức ép lớn cho hệ thống phân phối ở các thành phố.

Bởi kênh thương mại hiện đại bao gồm hệ thống siêu thị, TTTM, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi mới đảm nhiệm được 15% doanh số bán lẻ hàng ngày. Hệ quả là sức mua xã hội bị dồn nén rất mạnh vào các siêu thị gây ra hiện tượng mua bán bị đứt đoạn, tạo ra tâm lý tích trữ hàng hóa trong dân trong một thời gian ngắn nhất là những hàng hóa thiết yếu.

Từ đó phát sinh giá cả bị tăng đột biến, khó kiềm chế bởi cung không đủ cầu. Khoảng thời gian này đã xuất hiện những hiện tượng mua gom vét hàng hóa, đầu cơ nâng giá làm thiệt hại người tiêu dùng.

các chợ và các siêu thị dù có những khó khăn trong mùa dịch vẫn đảm nhiệm vai trò phục vụ của mình cho tiêu dùng xã hội.

Chợ và siêu thị dù có những khó khăn trong mùa dịch, nhưng vẫn đảm nhiệm vai trò phục vụ của mình cho tiêu dùng xã hội.

Chợ đóng cửa dẫn đến các tiểu thương buôn bán gặp rất nhiều khó khăn, không có doanh thu, lợi nhuận, công ăn việc làm bị đảo lộn một thời gian dài cho đến khi chợ trở lại hoạt động như trước.

Qua tình hình hoạt động của kênh thương mại truyền thống kể trên, nếu không có những giải pháp hữu hiệu để chống dịch triệt để trong các chợ, thì hoạt động thương mại bán lẻ của các thành phố lớn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, vừa ảnh hưởng đến tiêu dùng của nhân dân, vừa gây tồn đọng hàng hóa ở các địa phương không tiêu thụ được.

Thực trạng trên cho thấy, khi bình thường cũng như lúc có dịch, vai trò của kênh phân phối truyền thống luôn giữ quan trọng và không thể thay thế trong nhiều năm nữa. Các thành phố lớn nhận thức đúng vai trò của các chợ cần phải có những giải pháp hiệu quả thiết thực để giải bài toán duy trì sự hoạt động của chợ nhất là khi có dịch.

Cụ thể, cần duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ ngày càng hiện đại, văn minh, đảm bảo việc hoạt động trong chợ được thuận tiện, vệ sinh sạch sẽ, đi lại thông thoáng đối với cả người mua và người bán hàng.

Chợ được phun thuốc diệt khuẩn thường xuyên, các công trình cấp thoát nước, xử lý rác thải được xây dựng và phục vụ đắc lực cho sự hoạt động của chợ. Quầy hàng, kho hàng trong chợ được bố trí khoa học, hợp lý theo đúng yêu cầu của tổ chức kĩ thuật chuyên ngành thương mại bán lẻ.

Chợ đóng cửa dẫn đến các tiểu thương buôn bán gặp nhiều khó khăn.

Các tiểu thương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chợ bị đóng cửa.

Hàng hóa tập kết ở các chợ lẻ, đa phần từ các chợ đầu mối hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu dùng cần phải được kiểm soát chặt chẽ về an toàn phòng dịch, an toàn thực phẩm trước khi đưa vào chợ tiêu thụ. Việc mua bán hàng hóa kí gửi để tiêu thụ trong chợ tiến tới tất cả phải có hợp đồng pháp lý, và các dữ liệu để truy xuất nguồn gốc hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng. Khi có những vụ việc xảy ra dễ truy cứu và xem xét.

Ban quản lý chợ cần thường xuyên giáo dục tuyên truyền cho bà con kinh doanh nâng cao ý thức phòng dịch, đảm bảo an toàn an ninh thường xuyên cho hoạt động của chợ. Phải coi đây là tài sản chung, có giá trị sử dụng lâu dài đem lại quyền lợi chính đáng trong kinh doanh và hoạt động thương mại ở các địa phương.

Việc chống dịch COVID-19 ở các chợ không thể tách rời công tác chống dịch ở các địa phương, nơi có các chợ hoạt động để cùng góp phần quan trọng vào việc giữ vững sự an toàn cũng như phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Làm được những vấn đề trên, chắc chắn công tác phòng dịch tại các chợ sẽ có những tác dụng thiết thực cho sự hoạt động bình thường liên tục của kênh phân phối truyền thống quan trọng này góp phần vào việc duy trì hoạt động thương mại một cách an toàn, hiệu quả tại các thành phố lớn cũng như các tỉnh thành trong cả nước.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chợ nông thôn (Bài 4): Giữ vững kênh phân phối truyền thống trong mùa dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714483884 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714483884 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10