Ông Nguyễn Thái Bình - người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9/2018 của Bộ VHTTDL.
Theo ông Bình, đối với những dự án như dự án xây dựng Nhà hát Thủ Thiêm đồng nghĩa với việc ngành văn hóa có thêm một thiết chế mới.
“Dự án xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM. Bộ VHTTDL không quyết định được điều gì mà chỉ giao Cục Nghệ thuật Biểu diễn trao đổi một số thông tin với Sở Văn hóa Thể thao TPHCM. Đến nay, Bộ vẫn chưa có thông tin cụ thể mà mới chỉ nắm qua thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng”. ông Bình cho biết.
Ông Trần Hướng Dương - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, đơn vị này có trách nhiệm trao đổi các thông tin với Sở VHTT TP HCM về vấn đề Nhà hát Thủ Thiêm để báo cáo cho lãnh đạo Bộ VHTTDL. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có đầy đủ các thông tin.
Có thể bạn quan tâm
16:43, 16/10/2018
04:50, 13/10/2018
11:05, 12/10/2018
05:04, 10/10/2018
11:24, 08/10/2018
05:07, 05/10/2018
Trước đó, chiều 16/10 tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 18, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã có những trao đổi cụ thể về vấn đề này.
Ông Nhân cho biết, 100 năm trước người Pháp xây nhà hát TP bây giờ dân của TP lúc đó có 100.000 người. Lúc đó có 100.000 người dân giờ chúng ta vẫn đang dùng mới thấy tầm nhìn của họ. Hiện nay TP HCM đã có 10 triệu dân, 5 triệu lao động của TP thì có 30% trình độ đại học, cao đẳng, cao gấp 3 lần bình quân cả nước. Hiện đang có 100.000 người nước ngoài sinh sống ở TP.
"Việc có nhà hát bên cạnh góp phần đáp ứng nhu cầu trực tiếp của những người đang có nhu cầu còn là chỗ đào tạo, dần dần hình thành nhu cầu cho những người chưa có. Ngoài ra việc xây dựng nhà hát còn đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế, vì rất nhiều đoàn văn nghệ quốc tế đến TP muốn sắp xếp giao lưu cũng không có chỗ". - Bí thư Nguyên Thiện Nhân nói.
Cũng theo Bí thư Nhân nhà hát được xây dựng nếu âm thanh tốt, sân khấu tốt thì ngoài giao hưởng, ngoài Bale, ngoài Obera thì các hoạt động văn nghệ của xã hội vẫn đáp ứng được tại đây.
Về chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng đã có từ năm 1993, đến nay là 25 năm. Hiện nay đoàn nghệ thuật TP hàng tháng cố định suất diễn lại đang đi ở nhờ, tập ở rạp Thanh Vân, tập múa ở Thư viện Khoa học… Một năm TP cấp 900 triệu đồng để đi thuê chỗ.
Tại Hội nghị Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng thông tin về việc có nhiều ý kiến cho rằng tiền đền bù cho người dân chưa có lại đi xây nhà hát. Về việc này Bí thư Nhân cho biết đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
“Chúng ta phải nói rõ, tiền đền bù cho người dân thì TP đang làm quy trình, xây dựng dự thảo quy trình, sau đó gặp dân thỏa thuận để tìm sự đồng bộ… Tiền này là từ ngân sách, không liên quan gì đến tiền xây nhà hát. Đảm bảo không vì xây nhà hát mà không có tiền đền bù cho dân. Có cán bộ gặp tôi cũng chất vấn việc này, tôi trả lời đây là 2 chuyện khác nhau” – Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Về lý do chọn xây dựng nhà hát ở Thủ Thiêm, Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân cũng thông tin, nhà hát nằm trong quy hoạch chung 7 chương trình trọng điểm của TP, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Lúc đầu TP HCM tính đưa về Công viên 23.9, nhưng sợ người dân khó tiếp cận vì vấn đề giao thông nên TP quyết định đưa về Thủ Thiêm, cùng với nhà hát là sự tương thích của các dự án giải trí, văn hóa khác.
Theo ông Bí thư Thành uỷ TP HCM, việc xây nhà hát không tốn quá nhiều tiền. Trong khi nhìn lại con số xây trường học, bệnh viện trong 5 năm vừa qua là hơn 34.000 tỷ đồng, Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch chỉ hơn 1.500 tỷ đồng, bằng 4% so với tiền xây bệnh viện, trường học... Thời gian qua, nhiều người dân có ý kiến không ủng hộ việc xây dựng nhà hát là do chính quyền TP HCM chưa làm tố công tác cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân được biết.