Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người luôn lắng nghe doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Khoảng 15 năm, cố Thủ tướng Phan Văn Khải tham gia Chính phủ với tư cách Phó Thủ tướng, sau đó là Thủ tướng là thời gian mà đất nước ghi đậm các dấu ấn về nhiều mặt, trong đó trên mặt trận kinh tế.

Thể chế hóa quyền tự do kinh doanh

Nhờ vậy, Việt  Nam vượt qua khủng hoảng, duy trì tốc độ phát triển nhanh khá bền vững, chú trọng đến phát triển kinh tế tư nhân, thông qua được nhiều đạo luật phục vụ cho quá trình chuyển đổi khá vững chắc sang nền kinh tế thị trường, hội nhập song phương có chất lượng (BTA) và chuẩn bị cho việc gia nhập thương mại đa phương lớn nhất (WTO)... Là người đứng đầu Chính phủ, một trong những phẩm chất đáng quí nhất ở Ông, theo tôi, là Ông thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp.

Là người đứng đầu Chính phủ, một trong những phẩm chất đáng quí nhất ở cố Thủ tướng Phan Văn Khải là thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp.

Là người đứng đầu Chính phủ, một trong những phẩm chất đáng quí nhất ở cố Thủ tướng Phan Văn Khải là thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 1999 là minh chứng rõ ràng nhất. Những điểm thành công nhất của Luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của công dân, doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa quyền đó theo hướng doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, xây dựng và bảo vệ môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi và giảm chi phí mà điển hình là cắt giảm giấy phép con và các điều kiện kinh doanh không hợp pháp. Đặc biệt, Luật này đã góp phần cải cách hệ thống quản lý doanh nghiệp theo hướng “tiền đăng hậu kiểm”, là phương pháp xây dựng một đạo luật theo hướng đa dạng hóa thành phần Ban soạn thảo (có đại diện doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học ), là cách thức lấy ý kiến và tiếp thu các góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, là việc quyết định thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp với các thành viên đại diện cho nhiều tổ chức, trong đó có hiệp hội doanh nghiệp, nhà nghiên cứu ...

Ở một góc độ khác, các Luật được Nhà nước thông qua trong thời kỳ này như Luật Thương mại 2005, Luật đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004,... đều có ý kiến đóng góp tích cực, chủ động và có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước như VCCI, AmCham, EuroCham... Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/NĐ-CP lần đầu tiên qui định “ các dự thảo liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến của các doanh nghiệp qua VCCI”. Qui định này đã đặt nền móng vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp được quyền lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hạn chế được phần nào nguy cơ cài cắm lợi ích trong xây dựng pháp luật. Không nghe doanh nghiệp, không hiểu và tin ở họ, khó có các thành công đó trong hoạt động xây dựng pháp luật trong thời kỳ này.

Chung tay lo việc nước từ phía cộng đồng

Là một nhà kỷ trị, Ông biết cách để xây dựng và thi hành các chính sách pháp luật có hiệu quả thông qua việc thành lập các định chế hoạt động có thực chất như Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, giúp Thủ tướng có thêm tiếng nói góp ý, phản biện của các chuyên gia có uy tín cao nhờ biết lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Hay như việc thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp 1999 với một số thành viên đến từ cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học đã làm việc rất công tâm, gắn chặt với cộng đồng doanh nghiệp để từ đó, giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định “trảm” hàng trăm giấy phép con không hợp lý và hợp pháp. Điều này không chỉ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh mà còn đưa lại niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tin vào quyết tâm của Nhà nước trong việc giải phóng sức dân, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.

Ông cũng là người ủng hộ cho các sáng kiến giúp cải tiến quản trị quốc gia theo hướng tăng cường tính tích cực, chủ động, cùng chung tay lo việc nước từ phía cộng đồng. Một ví dụ là việc xây dựng và công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện. Ban đầu việc này không hề “thuận buồm xuôi gió”. Chuyện cộng đồng doanh nghiệp tham gia đánh giá, xếp hạng chính quyền địa phương, công bố kết quả công khai là chưa có tiền lệ. Cũng có ý kiến chưa đồng thuận cả về cơ sở pháp lý lẫn phương pháp tiến hành. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và tôi tin là có cả vai trò của Ông, Chỉ số PCI đã được công nhận để sau này trở thành một công cụ hữu hiệu giúp chính quyền địa phương cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện hơn với doanh nghiệp, giúp chính quyền Trung ương có thêm thực tiễn để nâng cao chất lượng chính sách, giúp cộng đồng doanh nghiệp có được công cụ để “xét nghiệm”, chấm điểm chính quyền địa phương.

Nhớ Ông, là nhớ đến mấy lần Ông chủ trì các cuộc gặp doanh nghiệp với hàng mấy trăm doanh nhân tham dự. Tại đó, thường thấy “kẻ hiến kế, người phê bình, kẻ kiềm chế, người phẫn nộ”, có nhiều tiếng cười nhưng cũng không hiếm nước mắt và Ông ngồi đó, kiên nhẫn, điềm tĩnh, chăm chú, đồng cảm lắng nghe để cuối cùng đưa ra các kết luận sát sườn.

Tưởng nhớ đến cố Thủ tướng Phan Văn Khải là tưởng nhớ một chính khách biết lắng nghe và hiểu doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người luôn lắng nghe doanh nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714458584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714458584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10