Đã tới lúc kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn COVID-19 không còn gây triệu chứng nặng, thậm chí không có triệu chứng. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng đã tới lúc tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do COVID-19.

>> Trẻ F0 khỏi bệnh sau bao lâu được tiêm vaccine COVID-19?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) do đại dịch COVID-19.

 Một số liệu quan trọng đối với các quốc gia đang xem xét tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp là khả năng miễn dịch cộng đồng. (Một quán cà phê ở TP Melbourne, Úc hôm 11/3. Ảnh: EPA)

Một số liệu quan trọng đối với các quốc gia đang xem xét tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp là khả năng miễn dịch cộng đồng. (Một quán cà phê ở TP Melbourne, Úc hôm 11/3. Ảnh: EPA).

Hành động của WHO

Các chuyên gia cho rằng, động thái nói trên của WHO là rất kịp thời và cần thiết trong bối cảnh COVID-19 có chiều hướng giảm dần và ít gây triệu chứng nặng. Nếu WHO quyết định tuyên bố chấm dứt PHEIC, chắc chắn sẽ tác động đến nhiều chính sách y tế cộng đồng.

Ông Clare Wenham, Chuyên gia tại Trường Kinh tế London, đánh giá: “Nếu WHO cho rằng ba tiêu chí bao gồm đợt bùng phát dịch không còn bất thường và bất ngờ, không còn nguy cơ lây lan toàn cầu và không còn đòi hỏi các quốc gia cần phối hợp hành động, đã được đáp ứng, thì PHEIC sẽ kết thúc”.

Trên thực tế, các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang gia tăng ở một số khu vực, trái ngược với thời điểm kết thúc PHEIC do Ebola gây ra. Vào năm 2016, khi những bệnh nhân Ebola cuối cùng âm tính hai lần và không có ca bệnh mới nào được ghi nhận sau 90 ngày, WHO đã tuyên bố chấm dứt PHEIC.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nếu không có biến thể mới nào xuất hiện và mật độ tiêm chủng được cải thiện, thì WHO có thể tuyên bố PHEIC kết thúc vào cuối năm 2022.

>> Tăng trưởng xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp hậu Covid-19

>> Ai cũng có thể tái nhiễm COVID-19

Việt Nam cần thận trọng

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế, các nước có độ bao phủ tiêm chủng cao, năng lực phòng chống dịch bệnh tốt nên đã kiểm soát được dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, kinh doanh… cũng đã thúc đẩy các chuyên gia của WHO có những thảo luận về vấn đề chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19. Điều này là phù hợp khi các nước, trong đó có Việt Nam đang dần chuyển sang coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, việc tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp COVID-19 vẫn cần dựa trên nhiều yếu tố và các cơ sở khoa học cần thiết. Với Việt Nam, tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm rất nhiều, nhưng còn cao hơn so với các bệnh truyền nhiễm thông thường khác. Do đó, để chuyển từ bệnh nhóm A sang bệnh thông thường, cần căn cứ vào một số điều kiện như số ca mắc không cao quá, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể kiểm soát được, hệ thống y tế không bị quá tải, số ca tử vong ở mức thấp, dịch không còn ảnh hưởng tới an sinh xã hội…

“Việt Nam đang chuyển dần sang chiến lược quản lý rủi ro và nới lỏng một số biện pháp hạn chế. Mặc dù vậy, đây vẫn là thời điểm vẫn cần duy trì tâm lý thận trọng và cần xây dựng một lộ trình hợp lý, đồng thời theo dõi sát các động thái từ phía WHO để có thể đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình dịch bệnh”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đã tới lúc kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297842 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297842 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10