Để Việt Nam trở thành nước phát triển và thu nhập cao

Diendandoanhnghiep.vn Từ kinh nghiệm phát triển, thế giới đã nhận ra rằng chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới có thể tạo được hiệu suất cao cho phát triển để vượt lên đón đầu tương lai.

Đại hội XIII của Đảng thành công, mở ra một thời kỳ phát triển mới với mục tiêu cao hơn, quyết tâm mạnh mẽ hơn. Đại hội đã truyền cảm hứng mãnh liệt với hai chữ “khát vọng” liên tục được nhắc tới.

Đại hội XIII của Đảng thành công, mở ra một thời kỳ phát triển mới với mục tiêu cao hơn, quyết tâm mạnh mẽ hơn. Đại hội đã truyền cảm hứng mãnh liệt với hai chữ “khát vọng” liên tục được nhắc tới.

Đại hội XIII của Đảng đã truyền cảm hứng mãnh liệt với hai chữ “khát vọng” liên tục được nhắc tới.

Bài học “hóa rồng” từ Hàn Quốc

Theo đó, những mục tiêu trước mắt mà Đại hội đưa ra là năm 2021 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%. GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD, đến lâu dài hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm; đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đại hội XIII của Đảng cũng đặt ra những mục tiêu xa hơn nữa để tạo đột phá, để đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược, dài hơi đó, việc chúng ta tham khảo, học hỏi “đường đi nước bước”, kinh nghiệm của các nước phát triển là lẽ đương nhiên, nhất là Hàn Quốc – một quốc gia khu vực Á Đông,  điều kiện và văn hóa phương Đông có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Cụ thể, giai đoạn 1963-1978 được coi là phát triển “thần kỳ” của Hàn Quốc. Nước này tăng trưởng liên tục gần 10%/năm, thậm chí giai đoạn 1973-1978 tăng hơn 11%/năm. Hàn Quốc từ một nước nghèo đã vượt qua mức thu nhập 10.000 USD/người vào những năm 90. Đến nay, thu nhập bình quân đã vượt 30.000 USD, thuộc nhóm G20.

Vào cuối thế kỷ trước, trong khi nhiều nước châu Á chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô, nông sản và khoáng sản, thì Hàn Quốc đã tìm cách xuất khẩu được radio, tivi màu. Chính việc chú trọng phát triển khoa học, sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cao đã giúp nước này phát triển nhanh chóng.

Bài học “hóa rồng” của Hàn Quốc được coi là hình mẫu cho mục tiêu trở thành nước phát triển của Việt Nam vào năm 2045. Muốn vậy, Việt Nam phải đạt được tăng trưởng nhanh, đều đặn 25 năm nữa.

Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2008, tính đến nay đã hơn 12 năm. Vậy là, để đạt được mục tiêu thu nhập cao sau 25 năm nữa, thì GDP phải tăng 4 lần mức hiện tại.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng, cho rằng muốn đạt được mục tiêu thì việc đầu tiên là phải duy trì đà tăng trưởng cao, liên tục và đều đặn trong 25 năm nữa. Bà đánh giá đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay.

Khai mạc Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, ngày 9/1. (Ảnh: Vietnam+)

Khai mạc Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, ngày 9/1. (Ảnh: Vietnam+)

Bắt buộc phải đổi mới và sáng tạo

Vài năm gần đây, vấn đề phát triển lại chuyển sang định hướng kinh tế số, công nghệ số, quốc gia số... Tức là, chìa khóa để tăng trưởng nhanh chính là khoa học, công nghệ, hiện nay còn có cả đổi mới sáng tạo nữa.

Còn nhớ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phiên khai mạc Đại hội Đảng sáng 26/1 vừa qua đã nhấn mạnh: “Chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số”.

Phải công nhận rằng, chưa bao giờ yêu cầu về xây dựng kinh tế số lại được nhấn mạnh như vậy trong định hướng phát triển chiến lược của quốc gia như lần này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi hoạt động thường nhật của loài người.

Trên thực tế, xu hướng chuyển đổi số trong nền kinh tế, trong các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu từ mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khi ban hành nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tháng 6/2020, Thủ tướng đã phê duyệt quyết định số 749/QĐ-TTg về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Ngoài ra, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng được sửa đổi năm 2020 nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã rất có lý khi nói: “Muốn đi nhanh, cần phải chọn được con đường đi đúng… Mọi chính sách phải xoay quanh hoặc hướng tới hạnh phúc của người dân, vì người dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu để hướng tới. Không thể một lần nữa lại đứng ngoài hoặc đi sau, đi theo một cuộc chơi mới, sân chơi mới sắp diễn ra”.

Một động lực khác tạo ra phép màu kinh tế của Việt Nam chính là cải cách môi trường kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã duy trì ổn định chính trị và hòa bình xã hội, đặc biệt là đạt được mục tiêu kép trong đại dịch COVID-19.

Nổi bật trong năm 2020, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và hiệp định thương mại Anh – Việt, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu. Như vậy, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Chúng ta là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển mạng 5G. Việt Nam trở nên nổi bật vì ‘tiến bộ kỹ thuật số’ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương theo đánh giá của GSMA Intelligence.

Báo cáo cuối năm 2020 của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận Việt Nam làm rất tốt trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng COVID-19 và đang trên đà phục hồi”, đặc biệt là khi Việt Nam phải chịu cả những hậu quả nặng nề do thiên tai và bão lũ.

Thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối đang tăng, trong khi các khoản lỗ do thiệt hại trong ngành du lịch và lượng kiều hối giảm mạnh do đại dịch cũng đã được bù đắp bằng việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa.

Dù vẫn đang đối mặt với khó khăn bởi dịch COVID-19 nhưng chính khả năng chống chịu, kiên cường đang trở thành một năng lực cạnh tranh, nguồn lực của người Việt. Việt Nam trở thành điểm tựa niềm tin và nơi đến an toàn của các nhà đầu tư quốc tế trên hành trình chuyển dịch làn sóng đầu tư có trách nhiệm và bền vững toàn cầu.

“Với gần 55% dân số trong độ tuổi lao động trẻ dưới 35 tuổi, và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng nhanh chóng, nền kinh tế của Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn”- Tiến sĩ Pankaj Jha đến từ Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Toàn cầu O P Jindal, Ấn Độ, đánh giá.

Vấn đề ở chỗ, thời gian đang không chờ đợi Việt Nam. Những nền tảng để Việt Nam thành nước thu nhập cao vẫn còn thiếu trước hụt sau. Vì vậy, đấy nhanh tốc độ là điều quan trọng, nhất là khi Việt Nam lại đang bước vào chặng đường phấn đấu mới, với một đích đến đầy tham vọng là thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

Muốn vậy, chúng ta cần phải phát triển một cách hài hòa. Nói như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Chân dung một nước phát triển phải phát triển hài hòa, không ai bị bỏ lại phía sau, mọi vùng miền, mọi cộng đồng đều phải được quan tâm phát triển đúng mức. Do đó, trong thời gian tới, việc phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng cũng phải quan tâm đến an sinh, xã hội.”

Đồng thời, muốn phát triển đột phá, cần có tư duy và hành động đột phá. Thành công chỉ dành cho những người dũng cảm! Mà muốn vậy, “đổi mới sáng tạo năng lực quản trị quốc gia bằng thể chế, bằng hệ thống pháp luật cởi mở, là “bà đỡ”, là “bệ phóng” cho các ý tưởng sản xuất, kinh doanh có tính vượt trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Để Việt Nam trở thành nước phát triển và thu nhập cao tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714601360 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714601360 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10