Đề xuất kịch bản tính giá điện: Phải có luận giải, không phải thích là chia!

Diendandoanhnghiep.vn "Tôi không thể bình luận nên hay không nên thay đổi phương án 6 bậc thành 3 hoặc 4 bậc thì tốt hơn nhưng tôi cho rằng phải có luận giải, không phải cứ thích là chia".

 

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, muốn tính giá điện bậc thang thì cần căn cứ vào phân tích hộ tiêu dùng điện và chia nhóm hộ tiêu dùng điện, trên cơ sở đó mới thiết kế được biểu giá điện.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, muốn tính giá điện bậc thang thì cần căn cứ vào phân tích hộ tiêu dùng điện và chia nhóm hộ tiêu dùng điện, trên cơ sở đó mới thiết kế được biểu giá điện.

Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh với báo Diễn đàn Doanh nghiệp khi trao đổi về việc Bộ Công Thương đề xuất 2 kịch bản tính giá điện bậc thang.

Bộ Công thương mới đây đã đưa ra 2 kịch bản tính giá điện bậc thang. Theo đó, kịch bản 1 là rút từ 6 bậc còn 3 bậc, trong đó bậc thấp nhất giữ nguyên là từ 50 kWh đầu tiên (áp mức giá điện 1.484 đồng/kWh). Bậc 2 là từ 51 kWh đến 300 kWh với mức giá 1.768 đồng/số. Bậc 3 là từ 301 kWh trở lên chịu mức giá 2.559 đồng/kWh.

Kịch bản 2 là giảm từ 6 bậc còn 4 bậc. Trong đó, bậc thấp nhất vẫn là 50 kWh đầu tiên có giá 1.484 đồng. Bậc 2 từ 51-200 kWh có mức giá 1.668 đồng. Bậc 3 là từ 201-400 kWh với giá 2.327 đồng. Bậc 4 là từ 401 kWh trở lên chịu giá 2.587 đồng.

- Ông đánh giá thế nào về đề xuất chia lại biểu giá điện của Bộ Công Thương?

Chúng ta phải nhìn lại vấn đề, tại sao phải chia bậc thang và theo lũy tiến. Mục tiêu, đối với người sử dụng ít điện (người nghèo) thì vẫn đảm bảo có thể sử dụng được một mức điện nhất định và phải trả với mức giá ưu đãi. Việc đầu tiên thiết kế bậc thang là nhằm thỏa mãn điều kiện đó. Vấn đề ở chỗ, mức tiêu thụ điện thấp của người nghèo được hưởng mức ưu đãi là 50 kwh hay 100 kwh cũng cần phải đặt ra.  

Thứ nhất, vì 50 kwh là hoạch định khi người nghèo chỉ có những thiết bị tiêu thụ điện ở giai đoạn gần 20 năm trở về trước, còn hiện nay nhu cầu sử dụng điện của họ dù có tối thiểu thì cũng hơn con số 50 kwh rất nhiều. Nói đến hộ nghèo thường mọi người nghĩ chỉ cần dùng một cái quạt và bóng đèn thì cũng đã hết 50 kwh/tháng. Còn hiện tại mà vẫn áp dụng mức biểu giá này thì chẳng nhẽ người nghèo vẫn như trước hay sao?

Thứ hai, với các bậc 200 kwh, 300 kwh hay 400 kwh thì căn cứ vào cái gì? Việc này phải dựa trên khảo sát mức độ tiêu dùng của hàng chục triệu hộ tiêu dùng Việt Nam, để đảm bảo nguyên tắc vẫn dành ưu đãi nhất định cho những người nghèo, thu nhập trung bình thấp và có sự phân biệt rõ ràng với những người có thu nhập trung cao hơn, thậm chí giàu có.

Ở đây chúng ta mới đang nói đến điện sinh hoạt, chưa đề cập đến điện sản xuất. Biểu giá này phải được thiết theo sự thay đổi về mức thu nhập và tiêu dùng điện của các hộ gia đình để làm căn cứ chia bậc và xác định con số để làm căn cứ cho bậc đó. Tôi không thể bình luận nên hay không nên thay đổi phương án 6 bậc thành 3 hoặc 4 bậc thì tốt hơn nhưng tôi cho rằng phải có luận giải, không phải cứ thích là chia ra như vậy.

- Vì sao ông không thể bình luận về đề xuất này?

Chúng ta phải quay lại tìm hiểu bản chất của lũy tiến là gì? Ở đây không chỉ là tiết kiệm điện, mà trong đó còn có mục tiêu khác là đảm bảo mức tiêu dùng điện tối thiểu cho những đối tượng khó khăn. Còn với mức giá cao thì phải dựa trên những nghiên cứu về thu nhập, tiêu dùng, thậm chí hành vi tiêu dùng điện để phân tích xem, liệu với mức chia bậc thang như vậy có giúp tiết kiệm được hay không.

Ví dụ, nếu lùi về 300kwh hay 400kwh, với những người thường xuyên dùng trên 2 mức này thì đối với họ, giá điện có tăng lên 10.000 đồng/kwh thì họ cũng không mấy quan tâm. Việc chia này chỉ giải quyết được vấn đề thu được nhiều tiền lũy tiến và bù cho phần giá thấp.

Tóm lại, với phương án chia lại thành 2 biểu giá điện mới cũng rất khó bình luận là tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp, có phục vụ đúng mục tiêu thiết kế bậc thang lũy tiến trong giá điện hay không, vì tôi thấy nó chưa nói lên được điều gì.

- Tại sao 2 phương án này không nói lên được điều gì, thưa ông?

Vì không có căn cứ nào cả, tại sao lại 300kwh hay 400kwh? Tại sao trên 400kwh thì giá này và trên 300kwh thì giá kia? Tại sao lại không thiết kế thêm mức trên 1.000kwh?

- Vậy theo ông, việc chia nhiều bậc tốt hay ít bậc tốt hơn?

Việc chia nhiều hay ít phải dựa trên sự phân tích tiêu dùng điện và gắn với nó là các chính sách liên quan đến nhóm hộ tiêu dùng điện để làm cơ sở thiết kế bậc thang. Tóm lại, để có căn cứ chia biểu giá thì thu nhập cũng phải là yếu tố trực tiếp, mà bản thân cơ quan quản lý nhà nước về ngành điện chứ không phải EVN sẽ phải chia các hộ tiêu dùng điện thành các nhóm và dựa trên các tiêu chí được hình thành từ các nhóm thì khi đó mới thiết kế biểu giá lũy tiến. Còn với cách chia này tôi cũng chưa hiểu ngành điện dựa vào căn cứ nào.

Chia bậc sẽ phụ thuộc vào việc phân tích hộ tiêu dùng điện và chia nhóm hộ tiêu dùng điện, trên cơ sở đó mới thiết kế được biểu giá điện. Còn không làm được việc này thì ngay cả biểu giá lũy tiến có mục tiêu tiết kiệm điện sẽ trở thành vô nghĩa.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất kịch bản tính giá điện: Phải có luận giải, không phải thích là chia! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714108379 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714108379 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10