Doanh nhân mang thân bị cáo “suốt đời” tại Bình Phước (Kỳ 2): Những “lấn cấn” sau kết luận điều tra?

Diendandoanhnghiep.vn Những “lấn cấn” xuất phát từ quá trình điều tra khiến 11 lần VKSND phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần gia hạn thời hạn truy tố, 05 lần Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Những tài liệu và chứng cứ được thu thập và hình thành để kết tội bị cáo của cơ quan chức năng, đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm tố tố tụng, chính là những lấn cấn, nguyên nhân khiến cho vụ án kéo dài và không thể kết thúc là điều dễ hiểu. Đó là nhận định của giới luật gia, và luật sư bào chữa cho bà Ngô Minh Chiến – Giám đốc Công ty TNHH MTV Phòng khám Đa khoa Tâm Đức liên quan tới vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, được khởi tố từ năm 2014. Và mới đây đã được phục hồi, đưa ra xét xử vào các ngày 6,7,8/10/2020, tức sau 6 năm kể từ khi khởi tố vụ án với 05 lần Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước trả hồ sơ để điều tra bổ sung, 11 lần Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần gia hạn thời hạn truy tố.

Những “cấn cán” xuất phát từ quá trình điều tra khiến 11 lần Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần ra gia hạn thời hạn truy tố, 05 lần Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung, là nguyên nhân vụ án kéo dài.

Những “lấn cấn” xuất phát từ quá trình điều tra khiến 11 lần Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần gia hạn thời hạn truy tố, 05 lần Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung, là nguyên nhân vụ án kéo dài.

Vi phạm tố tụng…?

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, theo đơn kêu oan của bà Ngô Minh Chiến – Giám đốc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Tâm Đức – Bình Phước, với nội dung: năm 2010, Công ty của bà có ký hợp đồng vay ông Nguyễn Văn Tuệ số tiền 9 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng, trong đó, 8,3 tỷ là tiền gốc vay, 700 triệu là tiền lãi ông Tuệ lấy trước với lãi suất là 5%/tháng và 0,4/%/ngày. Tuy nhiên, với những lý do suy thoái kinh tế, ngân hàng không giải ngân cho Công ty Tâm Đức theo hợp đồng tín dụng. Năm 2013, ông Tuệ tố cáo bà Chiến lên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước. Trong quá trình này, bà Chiến vẫn nhận nợ và đề nghị được giải quyết tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, cơ quan công an vẫn đề nghị Tòa án truy tố tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, đang được dư luận đặc biệt quan tâm và đặt ra câu hỏi “có hay không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự?”

Đáng chú ý, sau 6 năm trôi qua và nhiều lần Toà án, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 6, 7, 8/10/2020, TAND tỉnh Bình Phước đã tái khởi động và đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Ngô Minh Chiến – Giám đốc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tâm Đức (Công ty Tâm Đức, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Theo đó, tại Toà, cáo trạng của VKSND tỉnh Bình Phước nêu: Tháng 12/2009, Công ty Tâm Đức ký hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng Công Thương chi nhánh Bình Phước số tiền 8 tỷ đồng. Do cần nguồn tiền đáo hạn, ngày 13/7/2010 bà Chiến và ông Nguyễn Văn Tuệ (trú tại TP.HCM) đến Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Phước để soạn thảo hợp đồng vay tiền với nội dung: “Ông Tuệ cho Công ty Tâm Đức do bà Chiến làm đại diện vay số tiền 9 tỷ đồng, thời hạn vay 1 tháng kể từ ngày 14/7/2010 đến ngày 14/8/2010; lãi suất 2%/tháng, (thực tế là 5%/tháng và 0,4%/ngày bà Ngô Minh Chiến) ”. Cả ông Tuệ và bà Chiến đều xác định trong số tiền này có cả gốc và lãi nhưng có sự mâu thuẫn về số tiền gốc và mức lãi suất. Sau đó ngày 29/9/2010 bà Chiến nhờ chồng đến viết giấy vay ông Tuệ thêm 400 triệu đồng.

Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự “không xác định được thời điểm viết, chữ nào được hình thành trước chữ nào được hình thành sau trên tài liệu gửi giám định”.

Luật sư  Nguyễn Huy Thiệp: Mặc dù Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự “không xác định được thời điểm viết, chữ nào được hình thành trước chữ nào được hình thành sau trên tài liệu gửi giám định”. Nhưng VKSND tỉnh Bình Phước lại căn cứ vào tài liệu này để kết tội bị cáo là không đủ cơ sở.

Đến ngày 25/12/2012, bà Chiến và ông Tuệ cùng lập bản xác nhận lại công nợ, trong đó thể hiện bà Chiến đã trả cho ông Tuệ 3 lần với tổng số tiền 6,5 tỷ đồng. Đồng thời hai bên chốt nợ cụ thể tổng số tiền đến ngày 19/4/2012 bà Chiến chưa trả cho ông Tuệ gồm hơn 979 triệu đồng tiền lãi và hơn 3,8 tỷ đồng tiền gốc.

Sau đó ông Tuệ và bà Chiến xảy ra mâu thuẫn. Ông Tuệ gửi đơn tố cáo bà Chiến tới cơ quan công an. Tại buổi làm việc với Cơ quan điều tra vào ngày 10/1/2014, bà Chiến cho rằng đã trả hết tiền vay gốc và lãi suất cho ông Tuệ, đồng thời cung cấp giấy trả tiền ngày 30/12/2010.

Cũng theo cáo trạng, "tại thời điểm xuất trình giấy trả nợ, Chiến đã chối bỏ việc còn nợ khoản tiền gốc là hơn 2,2 tỷ đồng của ông Tuệ thì Chiến đã hoàn thành hành vi thủ đoạn gian dối chiếm đoạt của ông Tuệ trị giá 2,2 tỷ đồng. Hành vi này của Chiến là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự. Do đó, đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Chiến từ 12-13 năm tù".

Hình sự hoá… và vi phạm Luật Doanh nghiệp?

Phản biện lại cáo trạng tại toà, bị cáo Chiến không đồng tình với cáo trạng của VKSND tỉnh Bình Phước truy tố bản thân và cho rằng: Cơ quan CSĐT đã hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Bởi, bị cáo thừa nhận có vay tiền ông Tuệ, không chối bỏ nghĩa vụ trả nợ và bị cáo cũng không bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tại toà, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) – người bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho bị cáo Chiến, cho rằng: Để buộc tội người khác về hành vi vi phạm pháp luật, trước tiên, các cơ quan pháp luật phải chứng minh được những tài liệu, chứng cứ hợp pháp để làm tài liệu căn cứ. Về nguyên tắc, chứng cứ phải đảm bảo 3 yếu tố là: “Hợp pháp – khách quan và những yếu tố liên quan”. Tuy nhiên, trong vụ việc này, những tài liệu và chứng cứ được thu thập và hình thành của cơ quan điều tra đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm tố tụng, bởi: Theo lời khai của các nhân chứng và bị cáo tại Bệnh viện (nơi bị cáo đang phải điều trị bệnh huyết áp cao và đang mang thai…), bị cáo đã bị ép cung, mớm cung thể hiện qua việc (Điều tra viên – CQ-CSĐT đọc cho bị cáo viết vào bản tường trình, lấy lời khai – nhân chứng). Đặc biệt, trong quá trình lấy lời khai “không có sự giám sát trực tiếp của Kiểm sát viên – VKSND”, là thiếu khách quan, vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, đã khiến cho vụ án kéo dài và không thể kết thúc là điều dễ hiểu.

Cũng theo Luật sư Thiệp, bên cạnh đó, trong vụ việc này đang có dấu hiệu vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005, tại khoản 1, 2, quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp”. Dẫn chứng là, trong các tài liệu đều thể hiện khoản vay này là của Công ty Tâm Đức (thực tế hợp đồng vay tiền là Công ty Tâm Đức với ông Tuệ), do bà Chiến làm đại diện chứ không phải cá nhân bà Chiến vay. Đồng thời, không có văn bản nào thể hiện việc bà Chiến khẳng định đã trả hết số tiền vay của ông Tuệ, cũng như việc ông Tuệ khẳng định bà Chiến không từ chối việc trả nợ, mà chỉ có phương án trả nợ của bà Chiến khiến ông Tuệ không đồng ý. Và thực tế tại toà, bà Chiến cũng đã nhiều lần khẳng định vẫn còn nợ ông Tuệ khoảng 4,8 tỷ đồng (số tiền nhận nợ lớn hơn số tiền bị quy kết chiếm đoạt).

Ngày 6, 7, 8/10/2020, TAND tỉnh Bình Phước đã tái khởi động và đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Ngô Minh Chiến – Giám đốc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tâm Đức (Công ty Tâm Đức, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Sau 6 năm với 11 lần Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần ra gia hạn thời hạn truy tố, 05 lần Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 6, 7, 8/10/2020, TAND tỉnh Bình Phước đã tái khởi động và đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án.

"Đối với giấy trả nợ ngày 30/12/2010 mà bà Chiến cung cấp cho cơ quan công an ngày 10/1/2014 và VKSND tỉnh Bình Phước dùng làm căn cứ xác định bà Chiến có hành vi thủ đoạn gian dối là không đủ cơ sở. Bởi, tại Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự không xác định được thời điểm viết, chữ nào được hình thành trước chữ nào được hình thành sau trên tài liệu gửi giám định”, luật sư Thiệp nói.

Từ những lập luận trên, Luật sư Thiệp cho rằng, bị cáo Chiến không thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của ông Tuệ. Có chăng, do ông Tuệ nóng ruột muốn lấy lại nhanh số tiền nên đã nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng để hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự.

Như vậy, trong vụ việc này theo các Luật sư, với 11 lần Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước trả hồ sơ điều tra bổ sung, 05 lần ra gia hạn thời hạn truy tố, 05 lần Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung, khiến cho vụ án kéo dài chính là những “lấn cấn” xuất phát từ quá trình điều tra.

Kỳ 3: Viện Kiểm sát khẳng định “vụ án có vi phạm tố tụng”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714140940 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714140940 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10