Du lịch "ngủ": (Bài 2) Chuyên gia nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Những căn phòng rộng rãi, chăn ấm đệm êm đã “xưa” rồi. Để phục vụ hết mình trào lưu “du lịch ngủ”, các khách sạn tạo ra các “cái kén” cho du khách được tập trung toàn bộ chỉ vào việc ngủ.

>>Du lịch "ngủ": (Bài 1) Khách sạn tận dụng xu hướng ra sao?

“Kén ngủ”

Thư giãn đầu óc là chủ đề phổ biến nhất trong du lịch ngủ nghỉ, nhưng mỗi khách sạn lại thực hiện chúng theo những cách khác nhau.

Chẳng hạn ở Park Hyatt, những chiếc “kén ngủ” được thiết kế cách xa không gian sinh hoạt, giúp khách hàng có thể tận hưởng một nơi ngủ khép kín, riêng tư, tối và ấm áp. Hoặc khách sạn Zedwell ở Anh cung cấp cho khách hàng những “chiếc kén ngủ” nhỏ, ánh sáng lờ mờ, đảm bảo người ngủ trong đó sẽ không bị phân tâm bởi cửa sổ, bức tường, TV hay điện thoại.

Tại Tempo by Hilton, các phòng nghỉ được chia làm 3 khu vực, bao gồm một “môi trường ngủ khép kín” với nệm kiểm soát nhiệt độ, hệ thống cách âm hấp thụ âm thanh, ánh đèn mờ lúc hoàng hôn.

Hay ở Conrad Bali, du khách có thể đặt một buổi SWAY riêng tư 60 phút tại spa với giá 95 USD để được tận hưởng việc nằm thư giãn trên một chiếc võng đung đưa và được quấn lại như một cái kén.

“Kén” nhất trong số những chiếc kén ngủ này có lẽ là ROOM tại Beaumont ở London. Đó là một căn phòng rộng 70m2 bên trong một tác phẩm điêu khắc bằng thép không gỉ cao ba tầng, khắc họa hình ảnh một người đàn ông đang cúi mình ở lối vào khách sạn. ROOM không có TV, điện thoại, thậm chí không có cả tranh treo tường. Mục đích là để du khách “đạt được sự tĩnh lặng mang tính thiền định, mất đi giác quan cơ thể trong bóng tối và cho phép tâm trí mở rộng”. Để có thể trải nghiệm cảm giác này, du khách sẽ phải mất khoảng 1.780 USD mỗi đêm.

Ở Việt Nam cũng có vài khách sạn làm phòng nhủ như một con nhộng, khép kín và tách biệt, nhưng những “con nhộng” này mang tính tiết kiệm hơn là tạo ra một không gian biệt lập cho du khách ngủ.

Hợp tác chuyên gia trị liệu thôi miên

Trong tháng 3, Mandarin Oriental bắt đầu hợp tác với nhà trị liệu thôi miên Malmide Gill. Chức danh của cô trong khách sạn là Nhân viên Chăm sóc về Giấc ngủ. Cô sẽ xuất hiện và làm việc tại Hyde Park ở London, sau đó đến Mandarin Oriental ở Mayfair, rồi tiếp theo là Châu Âu, New York và một số nơi khác.

Với mức phí từ 500 euro, khách hàng sẽ được cô Gill tư vấn về giấc ngủ, thực hiện các buổi trị liệu phù hợp với vấn đề của từng người, cũng như đưa ra lời khuyên về thời gian ăn và thứ tự ăn uống, thậm chí một buổi trị liệu riêng tư ngay bên giường.

Khách sạn Royal Sonesta Benjamin New York cũng có chương trình tương tự với tên Rest & Renew.

Còn các khách sạn Hyatt ở New Zealand và Úc hiện đang thực hiện chương trình Sleep at Hyatt với chuyên gia Nancy Rothstein, người được gọi là “Đại sứ Giấc mơ”.

Quan điểm của chuyên gia

Trong khi các khách sạn đang giới thiệu hàng loạt chương trình và tiện nghi để khách ngủ ngon hơn, thì những chuyên gia về giấc ngủ vẫn đặt ra hàng loạt câu hỏi và vấn đề cho cơ hội kinh doanh này.

Ông Joseph M. Dzierzewski, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và khoa học tại Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, tự hỏi vì sao những tiện nghi để ngủ ngon lại không phải là tiêu chuẩn cho mọi phòng, mà chỉ được đặc cách cho một số phòng cao cấp nhất định.

Ngoài ra, ông chỉ ra rằng khách hàng không thể ở mãi 24 tiếng trong một môi trường “có lợi cho giấc ngủ” như vậy, bởi vì con người còn cần phải tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày.

Trong khi đó, Bác sĩ Jing Wang, giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ Tích hợp Mount Sinai, cho rằng du lịch ngủ nghỉ giúp du khách rời khỏi những thứ trong môi trường thông thường và đi đến một môi trường với những thói quen ngủ lành mạnh. Tuy nhiên bà cũng lưu ý rằng điều quan trọng là người bị mất ngủ phải biết được nguồn gốc chứng mất ngủ của mình và phải liên tục làm theo các thói quen ngủ lành mạnh.

Ông Dzierzewski cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo ông, có những người chỉ đơn giản là rơi vào vòng xoáy thiếu ngủ. Vậy nên một kỳ nghỉ ngắn, ngủ nghỉ đầy đủ tại khách sạn là đủ giúp họ phục hồi. Thế nhưng nếu người ta không biết vì sao mình lại rơi vào vòng xoáy đó, thì đi khách sạn để ngủ cũng chưa chắc đem đến kết quả lâu dài.

Những khách sạn, các loại giường thông minh, những chương trình tịnh tâm, v.v. có thể làm khách hàng ngủ ngon hơn. Thế nhưng chắc chắn không có thứ gì có thể giúp loại bỏ vĩnh viễn điện thoại, tiếng trẻ em khóc, các vấn đề cần làm, những nỗi sợ hãi và những thứ khiến người ta mất ngủ khác.

Và dĩ nhiên, không phải ai cũng đủ tiền để chi 500 USD hoặc hơn để có một giấc ngủ ngon.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Du lịch "ngủ": (Bài 2) Chuyên gia nói gì? tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714278864 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714278864 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10