Đừng định kiến với vaccine Sinopharm

Diendandoanhnghiep.vn Tiêm vaccine Sinopharm hay không là quyền của mỗi công dân, nhưng việc chúng ta nói rằng vaccine này chất lượng kém, không phòng được bệnh thì cần phải xem lại.

Thời gian qua, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp, Israel,… đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 giảm rõ rệt mỗi ngày sau khi tiêm vaccine. Điều này đã củng cố thêm cơ sở rằng tiêm vaccine là “chìa khóa” để kết thúc đại dịch COVID-19 bên cạnh việc phong tỏa, cách ly và chữa trị kịp thời. 

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch COVID-19 thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là khi chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Việt Nam còn ít. Để nâng cao miễn dịch cộng đồng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho 70% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng.

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đã và đang ráo riết, chủ động, đa dạng các nguồn tìm mua vaccine chứ không chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Việc Bộ Y tế phê duyệt vaccine Sinopharm của Trung Quốc hay kể cả AstraZeneca (Anh), Pfizer (Mỹ), Sputnik V (Nga) cũng là điều cần thiết về mặt y học để nhanh chóng tiến gần mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ngài Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa - trao biên bản bàn giao lô hàng viện trợ gồm 500.000 liều vaccine và hơn 500.000 bơm kim tiêm.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ngài Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa - trao biên bản bàn giao lô hàng viện trợ gồm 500.000 liều vaccine và hơn 500.000 bơm kim tiêm.

Đáng chú ý, một bộ phận dư luận đã tỏ ra hoài nghi, thiếu niềm tin khi biết  thông tin vaccine Sinopharm được phê duyệt và Trung Quốc viện trợ 500.000 liều vaccine COVID-19 đã được Vietnam Airlines vận chuyển về Việt Nam trên chuyến bay số hiệu VN1 hạ cánh lúc 15 giờ10p ngày 20/6 vừa qua.

Tâm lý dè chừng hàng Trung Quốc của một bộ phận người dân Việt Nam đúng như quan điểm của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, ông cho biết: “Ở Việt Nam từ lâu vẫn có thái độ nghi ngờ các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe như vaccine, thì tâm lý này càng trở nên phổ biến hơn trong một bộ phận dân chúng. Đây sẽ là một trở ngại trong việc sử dụng vaccie Trung Quốc ở Việt Nam. Đón nhận vaccine Trung Quốc là một chuyện, còn triển khai như thế nào có thể là một chuyện khác”.

Vắc xin Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Vaccine Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Vấn đề ở chỗ, chúng ta có thể không thích Trung Quốc, không muốn sử dụng vaccine Trung Quốc nhưng chúng ta buộc phải mở tất cả các cánh cửa cho mình.

Nên nhớ, vaccine của Trung Quốc hay của các nước kể trên đều đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê chuẩn, riêng vaccine Trung Quốc đã được 41 nước phê chuẩn cấp phép khẩn cấp nên Việt Nam phê duyệt có điều kiện vaccine Trung Quốc cũng dựa trên cơ chế của WHO kiểm duyệt.

Bằng chứng khách quan hơn là người  dân Hungary chích vaccine của Trung Quốc sớm nhất và dùng đủ loại đang có, và họ đã thông báo 1 thống kê khi so sánh các nhóm 100.000 người chích mỗi loại vac xin xem số lượng bị nhiễm và chết như thế nào.

Con số thống kê của Hungary rất rõ rằng: Nhóm tiêm Sputnik Nga: 95 nhiễm và 1 chết; Nhóm tiêm Moderna Mỹ: 177 nhiễm, 20 chết; Nhóm tiêmSinopharm Trung Quốc: 356 nhiễm, 16 chết; Nhóm tiêm Pfizer Mỹ: 555 nhiễm, 32 chết; Nhóm tiêm AstraZeneca: 700 nhiễm và 7 chết.

Tất nhiên, tiêm vaccine Sinopharm hay không là quyền của mỗi công dân, nhưng việc chúng ta nói rằng vaccine Trung Quốc chất lượng kém, không phòng được bệnh thì cũng cần phải xem lại. Con số thực tế nói trên đã cho thấy hàng Tàu không phải cái gì cũng kém chất lượng, nên người dân có thể yên tâm hơn về vaccine Sinopharm.

Có thể nói,  định kiến về “hàng Tàu” – nó chỉ đúng cách đây 20 năm, còn bây giờ, hàng Tàu đi kèm với kém chất lượng cần phải xem lại. Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển khoa học công nghệ, và cũng đứng đầu thế giới về những công trình kỳ vĩ có thể coi là di sản văn hóa thế giới đương đại.

“Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách mà bạn phản ứng với nó”. Không ai biết đâu là cánh cửa thoát hiểm nhưng chí ít khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, cần phải lựa chọn cho mình một lối thoát thì chúng ta vẫn còn có nhiều cơ hội lựa chọn.

Phân bổ 500.000 liều vắc xin Sinopharm cho 9 tỉnh

Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký quyết định phân bổ đợt 6 vắc xin ngừa COVID-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated (tên khác là SARSCoV-2 Vaccine (Vero Cell), Inactivate) do Trung Quốc viện trợ cho các đơn vị, địa phương.

Cụ thể, đợt phân bổ lần này gồm 500.000 liều vắc xin Sinopharm (vắc xin Vero Cell) do Trung Quốc gửi tặng Việt Nam vào chiều 20/5.

Theo đó, sẽ có 9 tỉnh nhận được nhận vắc xin đợt này, bao gồm: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu và Hà Giang.

Trong đó, Quảng Ninh nhận nhiều nhất với 230.000 liều, tiếp đó là Lạng Sơn nhận 121.000 liều. Ít nhất là Thái Bình nhận 1.400 liều. Ngoài ra, Bộ Y tế phân bổ cho Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế 600 liều để phục vụ công tác kiểm định và lưu mẫu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng định kiến với vaccine Sinopharm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710828694 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710828694 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10