Gần 2.900 ca COVID-19, Hà Nội có nên thay đổi cách chống dịch?

Diendandoanhnghiep.vn “Chúng ta không thể đi theo cách phòng chống dịch như vậy vì càng cấm thì người ta càng mở chui. Cấm ăn uống ở hàng quán thì người ta ăn uống, tụ tập ở nhà”.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho biết khi trao đổi với VTC News.

>> Người khỏe mạnh phải tiêm bao nhiêu liều vaccine COVID-19?

Hà Nội đã gần chạm mốc 2.900 ca Covid-19 mới/ngày. Số nhiễm ghi nhận trong ngày tại Thủ đô tiếp tục vượt các tỉnh khu vực phía Nam, đứng đầu cả nước.

Tập trung vào các ca nặng

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, khẳng định, dịch đã lan rộng ở cộng đồng. Bên cạnh việc đối phó với chủng Detal, chúng ta đã ghi nhận chủng Omicron - được cho là có tốc độ lây lan rất nhanh. Ngoài ra, sắp tới là dịp cuối năm sẽ diễn ra nhiều cuộc liên hoan, họp hành và người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, với nhu cầu đi lại, giao thương nhiều, số ca mắc không dừng lại ở đó.

Theo PGS.TS Hùng, ở thời điểm này, chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, tăng cao như thế nào, nên tập trung vào số ca nặng, ca tử vong. “Chúng ta không khống chế được ca mắc, chỉ khống chế được ca tử vong”, PGS.TS Hùng nhận định và cho biết, ngành y tế cần phân tích các ca tử vong thuộc đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa và phân tích nguyên nhân tử vong, có phải tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không từ đó có những biện pháp điều chỉnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Ảnh: Thái Hà

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thái Hà/Tiền phong

Tương tự, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cũng cho rằng, chúng ta nên tập trung vào số ca nặng, ca có nguy cơ chuyển nặng thay vì việc quan tâm ca nhiễm tăng từng ngày. Đặc biệt là việc phát hiện sớm để đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, hiện có khoảng 200 bệnh nhân điều trị tại đây. Trong đó hơn 1 nửa là bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải can thiệp ECMO, thở máy, HFNC, ô xy mask/gọng kính...

“Tổn thương nặng nhất trong COVID-19 là tổn thương phổi, hô hấp, đòi hỏi nhiều thời gian phục hồi của cơ thể, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của bệnh nhân. Thậm chí, những người bị tổn thương phổi lớn hai bên, không còn khoảng lành rất khó hồi phục”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết.

Ngoài ra có những tổn thương khác như bệnh nhân nằm hồi sức lâu sẽ bị yếu cơ do bệnh lí hồi sức, dùng thuốc, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông máu, sự tương tác với bệnh lí nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.

>> Điều gì sẽ xảy ra sau Covid-19?

Nên thay đổi cách chống dịch 

Trao đổi với VTC News, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng: "Hà Nội nên thay đổi cách chống dịch. Chúng ta không thể đi theo cách phòng chống dịch như vậy vì càng cấm thì người ta càng mở chui. Cấm ăn uống ở hàng quán thì người ta ăn uống, tụ tập ở nhà. Điều đó sẽ càng nguy hiểm hơn. Quan trọng nhất của việc ngăn chặn virus xâm nhập là thực hiện giãn cách chứ không phải cứ cấm mãi gây bức xúc cho người dân".

Hà Nội đang nỗ lực tiêm phủ vaccine COVID-19.

Hà Nội đang nỗ lực tiêm phủ vaccine COVID-19.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, nếu kéo dài việc cấm các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống bán hàng tại chỗ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống dân sinh.

Người dân cần phải kiếm sống, cần phải kinh doanh và nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu. Nếu cứ cấm các cơ sở kinh doanh đồ ăn, uống bán hàng tại chỗ sẽ đồng nghĩa với tỷ lệ rất lớn các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Như vậy Hà Nội không đạt được mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. 

Thay vào đó, vị chuyên gia này cho rằng Hà Nội nên tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia vào chống dịch, để người dân có thói quen phòng ngừa, chứ không phải cấm để người ta tìm cách chống đối. "Quan trọng là phòng ngừa hành vi cá nhân chứ không nên áp dụng phương pháp hành chính", ông Hùng bày tỏ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cũng chỉ ra rằng, Hà Nội chưa thích ứng tốt với công tác phòng dịch. Theo ông, căn bản nhất không phải là vấn đề số ca mắc bao nhiêu mà phải là lo cho người bị bệnh tốt như thế nào, cứu chữa họ thế nào để giảm tỷ lệ tử vong và người dân bớt lo lắng về tình trạng chữa trị nếu không may nhiễm. 

"Hà Nội vẫn tổ chức cho người dân đi cách ly tại các trạm y tế quá nhiều. Điều này vô lý và gây bức xúc rất lớn cho người dân, vì điều đó làm đảo lộn cuộc sống của họ. Và quan trọng hơn, chúng ta cần phải biết rằng 2/3 số ca nhiễm là do lây chéo ở trong các khu cách ly. Người dân có thể cách ly tại nhà được vậy thì tại sao cứ bắt họ đi cách ly tập trung? Cách phòng chống dịch của Hà Nội vẫn theo hướng cũ, như thế thích ứng chưa thật đúng nghĩa, chưa thực sự bình thường mới", ông Hùng phân tích.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gần 2.900 ca COVID-19, Hà Nội có nên thay đổi cách chống dịch? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194683 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194683 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10