Giới trẻ quay lưng môn sử và những hệ lụy!

Diendandoanhnghiep.vn Yêu sử, tức là người ta đã sải một bước chân mạnh mẽ khi bước vào đời với hành trang là tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người.

Vậy, “Tại sao lịch sử chưa phải là môn học hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên chúng ta? Nếu không thay đổi thực tế này thì làm sao chúng ta bồi dưỡng tinh thần, ý thức dân tộc; và nếu không thay đổi được thực tế này thì chúng ta khó có thể động viên, lôi kéo những tài năng trẻ, những thanh niên ưu tú của Việt Nam trên khắp thế giới về đây cống hiến, phụng sự quốc gia”.

Đó là điều trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tham dự triển lãm “Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 20/1 vừa qua.

Đúng là, người Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc với truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng rộng lớn. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là “hồn thiêng sông núi” của dân tộc Việt Nam. Tất cả đều hấp dẫn, lý thú, vậy mà nó đang có nguy cơ ngày càng mờ nhạt với mọi người, nhất là lớp học sinh, sinh viên ngày nay.

Dễ dàng nhận thấy, về mặt xã hội, đa số phụ huynh xem nhẹ môn học này, vì cho rằng lịch sử học để biết vậy thôi chứ không ứng dụng gì trong nghề nghiệp tương lai sau nay. Do vậy, phụ huynh chỉ đầu tư cho con học toán, lý, hóa… để có tương lai cơ hội nghề nghiệp tốt hơn sau này cho con em mình.

Hơn nữa, dạy lịch sử là truyền cho các em cái tinh thần của dân tộc, cái hồn của núi sông, lòng biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới khắc sâu và đọng lại trong các em chứ không phải những số liệu khô khan, diễn biến dài dòng của những trận đánh, những chiến dịch…

Thế là, thầy trò cùng nhau “cưỡi ngựa xem hoa” để “biết” thôi chứ không thể “tường” được. Học trò cứ tự tìm hiểu theo cách của mình, cái gì thấy cổ đều cho là lịch sử nên mới có chuyện “đồng thau lẫn lộn”, “râu ông này cắm cằm bà kia”.

Theo đó, nếu môn Sử được coi trọng một cách nghiêm túc thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Sẽ không có chuyện giáo viên môn sử chỉ dạy theo lối cũ, không kịp thời đổi mới phương pháp dạy học để không đáp ứng hay bắt kịp với xu hướng đổi mới của đề thi (nếu có thì chỉ là con số rất ít và tồn tại ở nhiều bộ môn chứ không riêng môn sử).

Càng không có chuyện học sinh vì không yêu thích môn Sử mà “quay lưng” lại với môn học. Chúng ta không đổ lỗi cho giáo viên hay học sinh, mà lỗi dẫn đến kết quả của môn sử vài năm trở lại đây mang tính hệ thống nên cần có quá trình để khắc phục. Cần lắm sự nhìn nhận và đánh giá khách quan mà trước hết là các nhà quản lý và các chuyên gia đầu ngành khi thiết kế chương trình và vị trí của môn Lịch sử.

Đấy, lý do thì có “muôn hình vạn trạng”, và nhiều người cho sự thay đổi đó là hợp với xu thế trong thời buổi kinh tế thị trường. Thế nhưng, với những người yêu sử, tôn trọng lịch sử dân tộc, lo lắng cho tương lai đất nước thì không khỏi không băn khoăn, lo lắng.

Nhà chính trị Rô-ma cổ, Xi-xê-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”. Tìm hiểu lịch sử để biết quá khứ, hiểu hiện tại và dự đoán cho tương lai. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục, cái mới ra đời trên mảnh đất truyền thống.

Nếu lịch sử dân tộc ngừng chảy, hoặc chảy không mạnh, nó sẽ sinh ra một thế hệ con người Việt Nam mới “vô thức”. Có thể nói đó như là những người máy, không có quê hương, đất nước, gia đình, dòng họ, không có sự yêu thương đùm bọc, chia sẻ, thêm vào đó là sẵn không có sự tôn trọng, thích thì làm, không có trên có dưới, xem thường các đạo lý mà trước hết là đạo làm người.

Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Và ngược lại, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nếu không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị hòa tan, bị nhấn chìm. Nếu không biết dựa vào lịch sử, xem nhẹ lịch sử thì không thể định hướng và không thể tìm đâu ra điểm tựa cho mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giới trẻ quay lưng môn sử và những hệ lụy! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714953109 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714953109 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10