Hấp lực của Việt Nam khi "mở cửa bầu trời"

Diendandoanhnghiep.vn Quyết định mở cửa bầu trời của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải là một minh chứng cho sự kiên cường, sáng tạo và nhân văn trong mùa dịch của Việt Nam.

>> Triển khai ngay các giải pháp trong chương trình phục hồi kinh tế

Thông tin Việt Nam dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ kể từ ngày 15/2 đang nhận về nhiều phản ứng tích cực từ người dân và du khách.

Theo văn bản Cục hàng không Việt Nam gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam về việc mở lại đường bay quốc tế thường lệ, từ 17:00 (UTC) ngày 14/02/2022 (tức 0h ngày 15/02/2022, giờ Việt Nam): “Việc dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác thực hiện với toàn bộ các thị trường đã khai thác trước khi có dịch Covid-19 chứ không chỉ với các thị trường đã khai thác thí điểm thời gian qua. Như vậy, toàn bộ các thị trường sẽ mở lại, không còn hạn chế về tần suất bay và điểm bay…”.

Ngành hàng không chính thức mở cửa sau gần 2 năm vì dịch Covid-19. Ảnh: Trần Dũngp/

Việt Nam dỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ kể từ ngày 15/2. Ảnh: Trần Dũng/KTĐT

Được biết, đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ Trung Quốc thì tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… đều đã có hoạt động khai thác. Trong thời gian sắp tới, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, sẽ có những đường bay tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ… được khai thác.

Đây là quyết định đúng đắn, bởi vì với tỷ lệ tiêm vaccine cao như hiện nay, các nước trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh để thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau khi đại dịch. Hơn thế nữa, việc mở lại các chặng bay quốc tế sẽ giúp nhiều hãng hàng không Việt Nam nhanh chóng phục hồi hơn nữa sau đại dịch.

Như đã nói, việc mở đường bay khiến nhiều du khách háo hức muốn thực hiện những chuyến đi đến các quốc gia lân cận sau quãng thời gian dài chôn chân ở nhà. Số khác hiện đang sinh sống ở nước ngoài lại xúc động vì sắp được về đoàn tụ cùng gia đình giữa đại dịch.

Mặt khác, chúng ta đã tiêm đủ, đã học sống “thích ứng và an toàn” thì cần tránh các biện pháp hành chính cực đoan. Giờ đây, chúng ta bình tĩnh chống dịch và khôi phục kinh tế, xã hội.

Theo đó, mở đường bay cũng là mở cửa du lịch sẽ giúp mọi hoạt động trong ngành dần hồi sinh khi quay trở lại hoạt động tại thời điểm này. Các doanh nghiệp có thể kết nối lại với các đối tác, bạn hàng và tìm kiếm thị trường sau 2 năm đứt gãy.

Ngoài ra, trong hai năm vừa qua, số lao động trong ngành du lịch đã bị phân tán rất lớn. Việc mở cửa cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút, đào tạo lại lao động đặc thù. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, sự hồi phục của ngành cũng sẽ lan tỏa, tạo tiền đề để các hoạt động kinh tế khác sớm trở lại quỹ đạo bình thường.

>> Sớm khôi phục đường bay quốc tế "cứu" doanh nghiệp hàng không và du lịch

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu du khách quốc tế năm 2026

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu du khách quốc tế năm 2026.

Cùng với khách du lịch trong nước, việc từng bước mở cửa trở lại du lịch quốc tế là bước đi cần thiết để không bỏ lỡ lợi thế cạnh tranh và cơ hội phục hồi, nhất là khi một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore đã đưa ra nhiều chính sách tái mở cửa biên giới để thu hút du khách quốc tế. Chính vì vậy, nếu chậm chân Việt Nam sẽ khó có cơ hội để phục hồi thị trường quốc tế.

Theo dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights (Công cụ theo dõi xu hướng du lịch) cho thấy các tìm kiếm về điểm đến du lịch tại Việt Nam bắt đầu xu hướng tăng ổn định từ đầu tháng 12/2021, đến ngày 4/2/2022 đã gấp đôi so với ngày 1/12/2021 và cao nhất trong vòng 1 năm trở lại. Đồng thời, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam đã tăng tới 75% trong vòng 84 ngày vừa qua.

Có một vài con số vĩ mô minh chứng cho điều này: tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4/2021 đạt kỷ lục 22% so cùng kỳ, tăng rất cao so với mức âm 6% của quý 3 trước đó, khi gần 1/3 đất nước phong tỏa.

Ngân hàng Thế giới ghi nhận, hiện nay 70% người dân Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế. Có tới 13% người Việt Nam đã tiến lên tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Tầng lớp này đang phát triển nhanh chóng. Tính từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu…

Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. Chúng ta đông dân thứ 15 thế giới, nghĩa là chúng ta có nguồn lao động dồi dào và là thị trường rộng lớn. 

Tất cả những nền tảng nêu trên, và còn nhiều hơn nữa, cho thấy, dù dịch bệnh tang thương và kinh tế bị ảnh hưởng, xu thế phát triển nói chung vẫn hứa hẹn, đòi hỏi cho phát triển là rất lớn. Nếu có khát vọng về sự thay đổi hướng đến thịnh vượng, chúng ta chắc chắn có thể làm được.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hấp lực của Việt Nam khi "mở cửa bầu trời" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714470971 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714470971 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10