Hợp tác xã nông nghiệp “tắc” nguồn vốn tín dụng

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi liên kết nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng thương mại.

>>>HTX khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

Khó tiếp cận vốn vay

Hai năm qua là thời gian khó khăn với Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội). Dịch bệnh khiến sản lượng nông sản tiêu thụ giảm. Cùng với đó, biến đổi khí hậu ngày càng tác động, HTX chuyển hướng trồng thêm nho hạ đen cho năng suất cao, đầu ra tiêu thụ ổn định hơn.

Bà Đặng Thị Cuối - Giám đốc HTX cho biết: đây là giai đoạn HTX cần vốn để duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bà Cuối đều khó tiếp cận vốn vay ưu đãi, hoặc là thiếu điều kiện bảo lãnh, hoặc lãi suất cao. Vay tín chấp qua các đoàn thể có lãi suất ưu đãi nhưng số tiền giải ngân không nhiều.

Trang trại trồng rau chất lượng cao của HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý

Trang trại trồng rau chất lượng cao của HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý

Là đơn vị được UBND TP Hà Nội chỉ định là tác nhân chính xây dựng mô hình chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch Organic Green nhưng theo ông Nguyễn Văn Chữ - Giám đốc công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green: xây dựng chuỗi thực phẩm đòi hỏi chi phí lớn, gấp 5 lần doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Cụ thể, để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi sạch cần xây dựng nhà máy sản xuất với kinh phí đầu tư từ 35-50 tỷ đồng; nhà máy giết mổ gia súc đạt chuẩn cần 20 tỷ; chưa kể chi phí đầu tư cho trang trại chuyên nghiệp…

Thế nhưng, đến nay doanh nghiệp này chưa tiếp cận vốn vay ưu đãi mà phải vay vốn thế chấp bằng tài sản (nhà cửa) của mình. “Năm nay, room tín dụng bị thắt chặt nên nguồn vốn vay càng thắt chặt hơn, tôi lấy ví dụ, trước thế chấp nhà cửa vay được 5 tỷ đồng thì nay chỉ còn được 3 tỷ đồng” - ông Nguyễn Văn Chữ nói.

Cũng giống như chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Organic Green, HTX nông nghiệp Tâm Tín, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - đơn vị chủ trì chuỗi liên kết măng tre đang ở tình trạng thiếu vốn ưu đãi để phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Theo ông Cần Hoài Anh - Giám đốc HTX, khi lập kế hoạch xây dựng chuỗi giai đoạn 2022 - 2027, HTX có hơn 1.000 hộ nông dân tham gia với diện tích vùng nguyên liệu đăng ký trồng là 1.000ha. Nhưng, do nguồn vốn của HTX có hạn nên năm nay, HTX chỉ hỗ trợ cho bà con nợ cây giống để trồng 50ha - một con số rất khiêm tốn.

Cần chính sách tín dụng phù hợp cho HTX nông nghiệp

Phát biểu tại diễn đàn kết nối nông sản 970 mới được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Định - đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: cả nước có 18.795 HTX nông nghiệp, chiếm 70% tổng số các loại hình HTX cả nước, thu hút 3,2 triệu thành viên. Trong đó, có khoảng 2.000 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hơn 1.000 HTX là chủ thể OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm), 37% số HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân…

Về việc tiếp cận tín dụng, chỉ có khoảng 7.000 HTX được hỗ trợ quỹ tín dụng, 3,7% được tiếp cận tín dụng hàng năm. Tổng dư nợ đến năm 2021 của HTX nông nghiệp đạt 6.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Tiến Định, đây là con số khiêm tốn, tính ra, mỗi năm có khoảng 45 HTX nông nghiệp được ưu đãi tín dụng từ quỹ phát triển.

Khó khăn trong việc tiếp cận tài chính vi mô khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã thiếu điều kiện mở rộng sản xuất, phân phối

Khó khăn trong việc tiếp cận tài chính vi mô khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã thiếu điều kiện mở rộng sản xuất, phân phối

Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của hệ thống ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Tiến Định nhấn mạnh đến những hệ luỵ cản trở sự phát triển nông nghiệp. Đó là, các HTX không có tiềm lực kinh tế để được khuyến khích đầu tư chế biến nên chỉ có thể tập trung thu gom; năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tạo áp lực cho doanh nghiệp liên kết hoặc hạn chế sự hình thành và phát triển chuỗi liên kết. Đặc biệt, là hình thành “bẫy” tín dụng hay tín dụng đen trong phát triển ở nông thôn.

Trước thực tế trên, Giám đốc công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green Nguyễn Văn Chữ kiến nghị Nhà nước cần quan tâm đến sự phát triển chuỗi liên kết với hạn mức tín dụng và cơ chế vay vốn đặc thù. Đồng quan điểm, ông Cần Hoài Anh - Giám đốc HTX nông nghiệp Tâm Tính kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng phù hợp với các đơn vị, HTX nông nghiệp phát triển chuỗi liên kết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Định cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần sửa đổi Nghị định Luật tín dụng nội bộ (Thông tư 15 đã hết hạn), quy định góp vốn tối thiểu của thành viên HTX; khuyến khích ngân hàng thương mại xây dựng chính sách tín dụng cho HTX, nhất là cần gói tín dụng để giúp nông dân rời bỏ các “bẫy” tín dụng đen; khuyến khích đầu tư cho hợp tác xã mở rộng thành viên, hợp tác liên kết để tạo thành chuỗi nội bộ sản xuất lớn.

Ông Nguyễn Tiến Định thông tin thêm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có phương án chỉ đạo đầu tư các trung tâm logistics, sơ chế, bảo quản bãi tập kết cho các HTX, đề án hỗ trợ vùng nguyên liệu hoặc cơ giới hoá, thúc đẩy tăng tài sản đầu tư cho HTX.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hợp tác xã nông nghiệp “tắc” nguồn vốn tín dụng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714113062 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714113062 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10