Kiến nghị giãn và giảm mức đóng bảo hiểm

Diendandoanhnghiep.vn Một số địa phương, hiệp hội đã kiến nghị giảm mức đóng và giãn đóng bảo hiểm từ 3-6 tháng để doanh nghiệp có vốn duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

>>> Cân nhắc tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

Đây là nội dung được một số địa phương tổng hợp từ những đề xuất, kiến nghị của cử tri, doanh nghiệp gửi tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo chương trình, hôm nay Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trước đó, kiến nghị của 13 hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng như dệt may, thủy sản, da giày, gỗ, chè, nhựa, sữa… trên cơ sở tổng hợp từ đề xuất của các doanh nghiệp hội viên, hiện tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong luật hiện hành ở mức cao.

Giảm mức đóng và giãn đóng bảo hiểm giúp doanh nghiệp có vốn để duy trì sản xuất

Giảm mức đóng và giãn đóng bảo hiểm giúp doanh nghiệp có vốn để duy trì sản xuất

Tổng mức đóng bằng 32% tiền lương tháng của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 10,5% (gồm 8% cho bảo hiểm xã hội, 1,5% cho bảo hiểm y tế và 1% cho bảo hiểm thất nghiệp); còn người sử dụng lao động đóng 21,5% (gồm 17,5% vào bảo hiểm xã hội, 3% vào bảo hiểm y tế và 1% vào bảo hiểm thất nghiệp). Tỷ lệ đóng bảo hiểm kể trên của Việt Nam đang cao hơn một số nước trong khu vực và thế giới như Malaysia đóng 16,5% tiền lương; Ấn Độ 15,25%; Indonesia 10,26%; Campuchia 6,1%; Thái Lan 5%; Myanmar 2%...

Trả lời về những vấn đề trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời để người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện theo quy định.

Để tạo điều kiện giúp người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh và tiếp tục thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội và điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cho phép người sử dụng lao động gặp khó khăn, đáp ứng đủ điều kiện được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng (không phải tính lãi chậm đóng).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị người sử dụng lao động (doanh nghiệp) căn cứ quy định pháp luật nêu trên, trường hợp xét thấy đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định tại điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để được xem xét, giải quyết theo quy định.

Về bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết hiện nay, Luật Việc làm chưa có quy định về chính sách cho doanh nghiệp nợ, giãn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và việc quy định chính sách này thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), đã được Quốc hội thông qua. Bộ sẽ nghiên cứu để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Việc làm (sửa đổi), dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6/2024 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp chưa được giãn đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp chưa được nợ, giãn đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đối với vấn đề liên quan bảo hiểm y tế, Bộ đề nghị địa phương gửi văn bản cụ thể đến Bộ Y tế để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền.

Liên quan đến đề xuất tăng/giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và 2014 đều điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ và căn cứ đóng. Các giải pháp này đã cải thiện đáng kể khả năng cân đối dài hạn của quỹ hưu trí và tử tuất; trong khi quỹ ốm đau và thai sản hằng năm cơ bản không có kết dư (thu bằng chi). Việc tăng hay giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội trong bối cảnh hiện nay đều không phù hợp. Cơ quan soạn dự luật giải trình, chính sách bảo hiểm xã hội ở mỗi quốc gia được thiết kế khác nhau, theo điều kiện thực tế từng nước.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tại Malaysia, Singapore, Philippines… không gồm chế độ ngắn hạn như thất nghiệp, ốm đau, thai sản. Trong khi đó, bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm cả các chế độ dài và ngắn hạn, tỷ lệ và mức đóng bảo hiểm xã hội được tính toán, cân nhắc toàn diện, giữa tỷ lệ, số tiền, thời gian đóng - hưởng.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của nước ta cao hơn khu vực (chỉ sau Singapore - 37%), nên tỷ lệ hưởng lương hưu cũng cao nhất khu vực, thậm chí cao nhất thế giới (tối đa 75% lương đóng). Dù vậy, tiền lương thực tế tính đóng và hưởng đều thấp, năm 2022 lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội chỉ 5,7 triệu đồng/người/tháng, lương hưu bình quân 5,4 triệu đồng/người/tháng.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị giãn và giảm mức đóng bảo hiểm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714204926 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714204926 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10