Kinh tế tư nhân “lấn sân” nhà nước

Diendandoanhnghiep.vn Đường sắt, truyền tải điện và hạ tầng hàng không là những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân muốn “lấn sân” nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ông Trần Công Chiến - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Mộc Châu Milk từng chia sẻ rằng: Cách đây mấy chục năm, khi còn là nông trường Mộc Châu, bò gầy trơ xương, có khi ốm chết cũng chả ai hay, vì đó là con bò chung. Sau này, giao bò về cho các hộ dân, có người ngủ dưới chuồng bò luôn, con nào cũng béo tốt.

p/Truyền tải điện hiện vẫn đang là lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

Truyền tải điện hiện vẫn đang là lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

Chia sức

Một hình ảnh mang tính ví von nhưng rất thực tế và cho sự khác biệt trong chuyển đổi vai trò chủ sở hữu của nhà nước và tư nhân. Trong khi hiện nay ở Việt Nam, kinh tế tư nhân đang chiếm 40% GDP, còn tại các nước phát triển tỷ lệ này chiếm đến 85%, trở thành nền tảng đảm bảo ổn định kinh tế quốc gia.

Tại Diễn đàn “Doanh nhân, doanh tư nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” mới đây, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho rằng, để nền kinh tế tư nhân phát triển các chính sách vĩ mô, cần đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế, cần có chính sách cụ thể để các thành phần kinh tế nhận được những ưu đãi công bằng, không quá ưu tiên cho doanh nhân FDI. Tăng cường bảo hộ cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp có đóng gớp lớn tạo thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đặc biệt, cần cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực mà Nhà nước vẫn độc quyền như đường sắt, truyền tải điện và hạ tầng hàng không. Những lĩnh vực này dù doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu có tham gia song sự hiện hữu vẫn chưa phổ biến.

Sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam do Tập đoàn Sun Group đầu tư đi vào khai thác chỉ sau 30 tháng thi công. Một kỉ lục về thi công. Điều này cho thây, doanh nghiệp tư nhân có đủ kinh nghiệm, nguồn lực dồi dào, có thể vận hành linh hoạt để phát triển các dự án lớn, giúp Chính phủ hạn chế nợ công.

“Chìa khoá” thể chế

Để tạo không gian phát triển cho kinh tế tư nhân, theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, đổi mới đã hơn 30 năm, thế nhưng cải cách cái gì tập trung vào đâu hiện chưa rõ? Cải cách thể chế cần phải tập trung vào cải cách chế độ sở hữu, chế độ hạn điền của Luật Đất đai. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng hơn 30% GDP nhưng trong nhiều lĩnh vực DNNN vẫn độc quyền, điều này hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Cải cách cơ chế quản trị quốc gia cũng vô cùng quan trọng. Nghiên cứu lịch sử phát triển quốc gia, thời đại nào giải quyết tốt nhất những vấn đề này đều phát triển hùng mạnh.

Công đồng doanh nghiệp cũng yên tâm hơn với cam kết của người đứng đầu Chính phủ, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tới. Chính phủ thúc đẩy không ngừng, cải cách mạnh mẽ hơn pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, xóa bỏ độc quyền nhà nước để khu vực tư nhân tham gia nhiều lĩnh vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế tư nhân “lấn sân” nhà nước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714457158 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714457158 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10