Làm thế nào để chọn được cán bộ chất lượng cao?

Diendandoanhnghiep.vn Tổ chức tốt việc giới thiệu, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là bước chuẩn bị quan trọng để có đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài cho Trung ương.

>>Phân loại, xử lý cán bộ sai phạm để bảo vệ người trung thực

GS,TSKH. Phan Xuân Sơn, Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ về việc chọn nhân sự Trung ương khóa mới.

quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là bước chuẩn bị quan trọng để có đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài cho Trung ương.

Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là bước chuẩn bị quan trọng để có đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài cho Trung ương.

Theo GS,TSKH. Phan Xuân Sơn, quy trình cán bộ của chúng ta đã ban hành từ trước Đại hội XIII và ngày càng quy định chặt chẽ. Cụ thể, quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Quy định 50 của Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ.

Tuy nhiên, việc giới thiệu, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược lần này lại ở trong một bối cảnh khác. Thứ nhất, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực nên tiêu chuẩn liên quan đến tham nhũng rất chặt chẽ.

Thứ hai, vừa qua rất nhiều cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương bị xử lý về tội tham nhũng, nên lần này phải quán triệt lựa chọn thế nào để không bị nhầm lẫn, chọn được cán bộ chất lượng cao.

Thứ ba, cơ cấu, tiêu chuẩn, chất lượng – 3 điều này tạo thành 1 vấn đề rất quan trọng của tất cả những lần về lựa chọn nhân sự. Tiêu chuẩn có cơ cấu có, nhưng cơ cấu có đúng tiêu chuẩn hay không lại là một chuyện khác.

Yếu tố chất lượng - đề ra tiêu chuẩn nhưng chất lượng không có hoặc không tới nghĩa tiêu chuẩn quá cao. Giải quyết mâu thuẫn này trong một lần chuẩn bị nhân sự, đặc biệt là cấp chiến lược sẽ vô cùng khó. Đây thật sự là một thách thức.

Bình luận về việc kiên quyết không giới thiệu, không để lọt vào quy hoạch cấp chiến lược người tiêu cực, sai phạm hoặc có biểu hiện suy thoái, GS,TSKH. Phan Xuân Sơn cho rằng để chọn được một cán bộ vào cấp chiến lược là không dễ dàng, đặc biệt chọn và phát hiện trong bối cảnh hiện nay bởi không biết họ có vi phạm gì không, họ có động cơ tham nhũng, vụ lợi không.

Do đó, ngoài những tiêu chuẩn chung Trung ương đã quy định, GS,TSKH. Phan Xuân Sơn đề nghị cần lưu ý một số vấn đề sau. Một là, chúng ta cần sự thống nhất lãnh đạo về công tác cán bộ của toàn Đảng.

>>Khi cán bộ kiếm chác trên sự khốn cùng của người dân

>>Test cán bộ “biến chất” từ đại án “chuyến bay giải cứu”

Hai là, phải đề cao vai trò của người đứng đầu vì hơn ai hết người đứng đầu là người biết mình muốn gì ở cán bộ và bố trí họ thế nào, vận hành bộ máy trong đó những người cán bộ làm việc thế nào.

Ba là, cán bộ phải qua dân, hiểu được dân, làm việc với dân, làm phong trào với dân thì dân mới biết người cán bộ như thế nào.

Để không chọn nhầm như đã từng xảy ra, nhiều chuyên gia cho rằng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát số cán bộ đã đưa vào diện quy hoạch, nếu phát hiện có sai phạm phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch.

Đồng thời tiếp tục xem xét, phân tích kỹ lưỡng chất lượng, cơ cấu thành phần trên các lĩnh vực công tác để kịp thời phát hiện, kiến nghị giới thiệu báo cáo Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét tại các Hội nghị Trung ương tiếp theo.

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông cho rằng, để đánh giá, lựa chọn đúng cán bộ, không chỉ căn cứ vào kết quả từ lá phiếu tín nhiệm ở các hội nghị mà nắm chắc cấp ủy sở tại để có thông tin chính xác về cán bộ trong diện quy hoạch.

Dựa vào ý kiến đánh giá nhận xét của nhân dân và các kênh thông tin giám sát khác để có được sự đánh giá khách quan. Đảng cũng cần tạo ra môi trường làm việc khác nhau để vừa đào tạo, vừa thẩm định và có cái nhìn đa chiều về con người thì mới có thể có cán bộ tốt.

Chúng ta dựa vào lòng dân, dựa vào sự phát hiện của dân, của báo chí, của xã hội, để có thể phát hiện sớm, uốn nắn sớm, sẽ đỡ được tổn thất. Việc đó phải kết hợp giữa sự phấn đấu của cán bộ, giám sát của cấp trên. Cùng là một con người nhưng ngồi trong túp lều họ nghĩ khác, trong cung điện sẽ nghĩ khác.

“Đưa một cán bộ tốt xuống làm Chủ tịch một tỉnh nghèo nhất xem anh ta làm thế nào, sau đó thành công thì rút ra làm ở một tỉnh, thành giàu nhất. Khi thành công ở hai môi trường đó, thì rút họ về Trung ương để chuẩn bị cho cán bộ cao cấp. Tôi nghĩ cách đào tạo đó rất đúng, sẽ không bao giờ nhầm lẫn trong việc chọn cán bộ”, nguyên Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông nêu quan điểm.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào để chọn được cán bộ chất lượng cao? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280374 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280374 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10