Phát tán tin nhắn rác trên không gian mạng – Ai chịu trách nhiệm?

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ gây phiền toái cho người sử dụng, hoạt động phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác trên không gian mạng còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…

Mặc dù đã có hành lang pháp lý, quản lý, thế nhưng, tin nhắn, cuộc gọi rác trên không gian mạng vẫn trở thành nỗi ám ánh của người sử dụng mạng di động, khi hàng loạt các cuộc gọi giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,… gây sức ép, chiếm đoạt tài sản của người dân vẫn hiện hữu.

Theo Cơ quan Công an TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2020, đơn vị này đã ghi nhận 97 trường hợp có liên quan tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức gọi điện thoại giả danh các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố.

Triệt phá đường dây phát tán tin nhắn rác thu lời hàng tỷ đồng

Vụ triệt phá đường dây phát tán tin nhắn rác thu lời hàng tỷ đồng, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh: CA

Tại Hà Nội, cũng không ít vụ việc đáng tiếc liên quan đến những cuộc gọi lừa đảo đã xảy ra, mới đây, Cơ quan Công an quận Hoàn Kiếm cũng vừa tiếp nhận và tiến hành điều tra về một vụ lừa đảo qua điện thoại theo trình báo của bà N.T.C., trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khi đối tượng mạo danh cơ quan Công an để gây sức ép yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản đã chuẩn bị trước.

Thực tế, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công vừa qua đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Hải Dương điều tra, làm rõ đường dây phát tán tin nhắn rác trên không gian mạng, hưởng lợi hàng tỷ đồng.

Quá trình xử lý, lực lượng chức năng đã lập biên bản và tạm giữ hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn rác, gồm 9 hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn trên không gian mạng với tổng cộng 384 cổng kết nối SIM, 20 điện thoại thông minh, 180 điện thoại phát tán tin nhắn, trên 7.100 SIM điện thoại, 4 máy tính để bàn và 3 máy tính xách tay.

Các đối tượng khai nhận, từ khi hoạt động đến nay đã phát tán hàng trăm triệu tin nhắn rác bao gồm các tin nhắn quảng cáo về bất động sản, game bài, làm giấy tờ giả, tín dụng đen… trên không gian mạng.

Tin nhắn, cuộc gọi rác vẫn luôn trở thành nỗi ám ảnh người dùng mạng di động dù có nhiều hành lang pháp lý, quản lý đã được ban hành - Ảnh minh họa

Tin nhắn, cuộc gọi rác vẫn luôn trở thành nỗi ám ảnh người dùng mạng di động dù có nhiều hành lang pháp lý, quản lý đã được ban hành - Ảnh minh họa

Ngoài việc gây phiền toái cho người sử dụng mạng di động thì hoạt động phát tán tin nhắn rác này với số lượng đặc biệt lớn của các đối tượng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, như: tán phát, tuyên truyền thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, kích động biểu tình; quảng bá, lôi kéo người dân tham gia đánh bạc, làm bằng giả, tín dụng đen, mê tín dị đoan…

Trước thực trạng trên, theo các chuyên gia, tin nhắn, cuộc gọi rác phát tán trên không gian mạng không phải là vấn đề mới, trong đó, hành vi phát tán tin nhắn rác của các đối tượng đã nêu vi phạm Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Đồng thời, có dấu hiệu của Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mặc dù đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý tình trạng phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác trên không gian mạng, và được cho là đủ sức “răn đe”, thế nhưng, những thực trạng đã nêu khiến dư luận vô cùng quan ngại, về một “lỗ hổng” đang tồn tại.

Thông tin với báo chí, ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena cho rằng, cuộc gọi rác, tin nhắn rác vẫn hoành hành cho thấy công tác quản lý của các nhà mạng vẫn chưa chặt. Chẳng hạn nhiều số điện thoại quảng cáo các dịch vụ lừa đảo trên Facebook, gọi quấy rối khách hàng đã kéo dài nhiều tháng nhưng vẫn tồn tại.

Thực tế, theo thống kê mới nhất của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian qua đã có hàng triệu cuộc gọi giả mạo, hàng chục nghìn thuê bao bị xử lý vì phát tán cuộc gọi rác, tuy nhiên, tỉ lệ ngăn chặn cuộc gọi rác, bảo vệ quyền lợi người dùng giữa các doanh nghiệp viễn thông có mức chênh lệch đáng kể.

Cụ thể, trong tháng 01/2021 là 14.646 và trong tháng 02/2021 là 7.399, tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ thì số ngăn chặn trên vẫn còn khá thấp, như trong tháng 2, nhà mạng Viettel đã ngăn chặn được 68% tổng số cuộc gọi rác, VNPT chặn được 23%, MobiFone chặn được 8%, ITelecom chặn được 1% còn Vietnamobile chỉ chặn có 0,19%.

Vì vậy, dư luận cũng không khỏi không đặt nghi vấn, nhà mạng cũng không thực sự siết chặt vì sợ mất doanh thu bởi các dịch vụ quảng cáo cũng phát sinh cước cho công ty viễn thông?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát tán tin nhắn rác trên không gian mạng – Ai chịu trách nhiệm? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714097903 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714097903 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10