"May đo" nhân lực cho ngành logistics

Diendandoanhnghiep.vn Đào tạo nhân lực "may đo" theo nhu cầu doanh nghiệp thay vì "may sẵn" từ các nhà trường vốn là bài toán khó của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt với ngành mà nhân lực vừa thiếu vừa yếu như logistics.

>>>LOGISTICS 4.0: Chuyển đổi để phát triển ngành logistics Việt Nam

Tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 - 16%, quy mô xấp xỉ 40 - 42 tỷ USD/năm, đóng góp 2 - 4% GDP cả nước. Có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 người, trong khi khả năng đáp ứng chỉ khoảng 10%.

toạ đàm “Hướng phát triển nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam: Góc nhìn đa chiều” trong khuôn khổ VALOMA Confest 2022.

Toạ đàm “Hướng phát triển nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam: Góc nhìn đa chiều” trong khuôn khổ VALOMA Confest 2022.

Tại toạ đàm “Hướng phát triển nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam: Góc nhìn đa chiều” trong khuôn khổ VALOMA Confest 2022 do Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức thông tin cho thấy, cả nước hiện có hơn 60 trường đại học đã mở ngành hoặc chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Dự báo tới năm 2025 sẽ có hơn 30.000 lao động logistics tới từ các trường đại học. Tuy nhiên, con số hơn 10% nguồn nhân lực logistics được đáp ứng này hiện vẫn được các doanh nghiệp, người sử dụng trực tiếp nguồn lao động này đánh giá là còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Nói như bà Phạm Lan Hương, Tổng giám đốc công ty Vinafco chia sẻ, vị trí công việc có đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ lệ nhỏ (30-40%) & phần nhiều là ở các công việc vận hành trực tiếp lại thuộc các trường đào tạo chuyên ngành như Đại học Hàng hải, đại học GTVT đã có từ trước.

“Các vị trí chuyên môn gián tiếp có thể sử dụng nguồn nhân lực từ nhiều nhóm trường đại học khác nhau nhưng lại không có đào tạo chuyên ngành riêng cho nhu cầu từng nhóm công việc, giờ đã có ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhưng chất lượng đầu ra của sinh viên đang có khoảng cách lớn so với yêu cầu của doanh nghiệp cả về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm”, Tổng giám đốc công ty Vinafco thẳng thắn.

Đồng thời nhấn mạnh, sinh viên thường khó thích ứng ngay với văn hóa của doanh nghiệp. Một phần đến từ chương trình đào tạo nhà trường thiên về chuyên môn, mà ít có nội dung khuyến khích thực hành giá trị cuộc sống và khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Đặc thù ngành này là phải xông pha, nhiệt huyết và chịu đựng được áp lực, do là ngành dịch vụ tính kết nối, logic, giải quyết sự việc luôn trong trạng thái ngay là ngay lập tức.

bà Cao Cẩm Linh, trưởng Ban nghiệp cứu VALOMA.

Bà Cao Cẩm Linh, trưởng Ban nghiên cứu VALOMA chia sẻ tại Toạ đàm. 

Trong khi đó, theo bà Cao Cẩm Linh, trưởng Ban nghiên cứu VALOMA dẫn lời báo cáo Logistics 2021 cho thấy, số lượng giảng viên đúng chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng chỉ có 7,94% vậy hơn 92% giảng viên đang là ngành gần thậm trí 76,64% là trái ngành chuyển sang giảng dạy. Đây chính là cái khó cho chính đội ngũ giảng viên này.

“Giảng viên không có thực tế, không đúng chuyên ngành thường sẽ phải đọc giáo trình quốc tế sử dụng ví dụ, tình huống nước ngoài và đó được gọi là đọc dạy hơn là giảng dạy bởi giảng là phải thấu hiểu, phải mở rộng vấn đề khơi gợi được đam mê, sự yêu thích từ sinh viên”, bà Cao Cẩm Linh thẳng thắn.

>>>Yếu tố then chốt tăng hiệu quả logistics

>>>Lệch pha đào tạo nhân lực lĩnh vực cảng biển

Dưới góc độ nhà trường PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Đại học Ngoại thương thẳng thắn thừa nhận, hầu hết các trường đang xây dựng logistics và quản lý chuỗi cung ứng là Ngành và được nằm trong khối ngành quản lý công nghiệp và thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật, vậy đúng ra những trường này sẽ phải đào tạo về công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghiệp theo đúng chuẩn mã ngành, khối ngành và nhóm ngành của bộ Giáo dục đào tạo quy định.

 Một số ít trường là chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đặt trong ngành kinh tế, kinh doanh quốc tế, Marketing hoặc ngành quản trị kinh doanh như trường đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Thương mại thì chúng ta phải tập trung vào điều gì có phải là công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghiệp hay không? Việc xác định trụ cột chính của chương trình đào tạo còn khá mờ nhạt, thêm nữa các hoạt động đào tạo của nhà trường còn thiếu màu “thực chiến” do đó chúng ta những nhà quản lý, nhà trường, nhà doanh nghiệp cần xác định rằng hướng đào tạo nào cho các trường, các trường xây dựng các chương trình có cạnh tranh nhau không? 

PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Đại học Ngoại thương.

PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Đại học Ngoại thương.

Do đó, Ban nghiên cứu VALOMA đề xuất sẽ chủ động mang doanh nghiệp tới nhà trường chia sẻ với giảng viên và sinh viên, “may đo” theo đúng mục tiêu chiến lược đào tạo của nhà trường và những hành động cụ thể bắt đầu ngay bây giờ đó là ký MOU với CLB mạng lưới sinh viên Logistics để không chỉ hỗ trợ học thuật mà còn kết nối thực tiễn với sinh viên yêu thích Logistics – chuỗi cung ứng trên toàn quốc.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Vũ Chí Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Bưu Chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhấn mạnh, để sinh viên có thể vận dụng những kỹ năng, kiến thức khi gia nhập các công việc trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cũng cần bắt tay sớm với các trường không chỉ với vai trò trách nhiệm xã hội mà phải làm sâu hơn, chia sẻ, tham gia hoạt động cụ thể hơn nữa để cung trường thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết trên ghế nhà trường.

Chia sẻ với DĐDN, một vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng: “Để nhanh chóng có nguồn nhân lực đáp ứng, ngoài chiến lược đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng thì các chính sách về phát triển nhóm nhân lực ngành nghề cũng cần được Nhà nước chú trọng nhiều hơn”.

Nhiều ý kiến đóng góp cho sự gắn kết đào tạo nhân lực ngành logistics và chuỗi cung.

Nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho sự gắn kết trong đào tạo nhân lực ngành logistics và chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, để thích ứng với những biến động và rủi ro, sinh viên cần trang bị thêm các kỹ năng về nghề nghiệp, thái độ ý thức, năng lực quản lý phân tích và xử lý tình huống, thương lượng, đàm phán…, phát triển năng lực sáng tạo, chịu áp lực cao…

Các chuyên gia nhấn mạnh, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động logistics ở thập niên thứ ba của thế kỷ 21 sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt sẽ tập trung vào một số xu thế như big data, blockchain, logistics đô thị, trung tâm logistics, chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS - Valued Added Service)... Cuộc cách mạng này sẽ dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm của lĩnh vực logistics, đòi hỏi nhân lực logistics cần đáp ứng được những yêu cầu mới của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "May đo" nhân lực cho ngành logistics tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714252313 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714252313 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10