Một “rào cản” để thực hiện đổi mới giáo dục?!

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Đắk Lắk “cắt” không đúng và không trúng đối tượng nên giờ “than” thiếu giáo viên. Trong bối cảnh sắp triển khai Chương trình giáo dục mới, liệu đây có phải là “rào cản” để thực hiện?

Tại kỳ họp thứ 7, HĐNĐ tỉnh Đắk Lắk khóa IX vừa qua, Ông Y Biêr Niê – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐNĐ tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: “Tôi đồng tình với chủ trương tinh giản biên chế theo nghị quyết Trung ương nhưng, nếu tinh giản đến mức không có giáo viên để dạy thì không thỏa đáng. Chỗ nào phình thì chúng ta nên gọn còn chỗ nào cần thì chúng ta bổ sung”.

Thực trạng thiếu giáo viên thời gian qua đã gây ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ảnh minh hoạ.

Tinh giản biên chế đang là một trong những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Không thể phủ nhận những nỗ lực của Bộ Nội vụ, của các ngành các cấp trong những năm qua để thu gọn bộ máy quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc.

Rõ ràng, tinh thần tinh giản biên chế, hạn chế ngân sách Nhà nước dường như đang khiến việc hủy hợp đồng với các giáo viên đang ngày càng diễn ra nhanh, mạnh và khẩn trương hơn bao giờ hết. Trường hợp ở tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nội vụ cũng có quan điểm trong năm 2019, tỉnh này sẽ không tăng chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục mà phải giảm chỉ tiêu công chức là 900.

Trong khi, theo các nhà chức trách của địa phương này thì “Thực trạng thiếu giáo viên thời gian qua đã gây ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Giáo viên thiếu thuộc bậc mầm non, tiểu học, THCS; đặc biệt thiếu là ở bậc mầm non (bậc mầm non thiếu trên 1.000 giáo viên mầm non, nhân viên mầm non thiếu khoảng trên 1.200 người)” - ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk cho biết.

Tuy nhiên, đang diễn ra một nghịch lý: Chỗ thừa thì vẫn thừa, thiếu thì vẫn thiếu, mà thậm chí, có nơi càng cắt lại càng… mọc thêm! Từ thực tế “dở khóc dở cười” của ngành giáo dục tại tỉnh Đắk Lắk, hẳn dư luận chưa quên những giọt nước mắt đắng cay của các giáo viên ở Thanh Hóa, Hải Dương, Thanh Oai (Hà Nội), Cà Mau… khi bị thông báo cắt hợp đồng lao động. Trong đó có những người đã gắn bó gần 10 năm, 20 năm với nghề đã nhận được nhiều sự đồng cảm.

Còn nhớ, tại một Hội thảo khoa học của Bộ Nội vụ, chuyên gia Phạm Chi Lan dẫn nhận xét của một vị nguyên Bộ trưởng cho hay, chỉ có 1/3 cán bộ công chức “làm hùng hục” không hết việc, 1/3 chỉ cản trở những người khác và 1/3 công chức còn lại là “ngồi chơi xơi nước”.

Và điều mà chúng ta cần nhìn thẳng vào đó là do ngân sách phải gồng gánh nhóm 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, còn nhân tài thì dường như đang “né” khu vực Nhà nước. 30% công chức ấy là những ai? Có cắt bỏ được không? E rằng khó vì ở đâu, vị trí nào cũng nhạy cảm, vì “không phải trong “bó đũa” chọn “cột cờ” mà là chọn “cột cờ” trong số những “cột cờ”, đúng như lời ông Phạm Quang Nghị khi còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từng nói.

Có người cũng còn ví von rằng: “Một suất công chức 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu..., đến ngày lễ tết muốn vào cổng phải xếp hàng, tiền vào như nước... không phình ra mới lạ. Bây giờ giảm ai đây? Người “không ô không lọng” là người làm được việc, nếu tinh giản thì lấy ai làm. Còn kẻ không làm được việc, tinh giản nó, không chừng nó cho mình nghỉ trước. Tốt nhất cứ để vài ba chục năm không phình thêm nữa là được rồi”.

Mặt khác, đảm bảo số lượng giáo viên cũng là một điều kiện cần thiết để triển khai Chương trình giáo dục mới vào năm học tới. GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới cho rằng: “Các địa phương khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về tinh giản biên chế cần linh động không nên quá cứng nhắc, đặc biệt là đối với ngành giáo dục. Chúng ta không thể cắt giảm giáo viên nếu như không thừa, vì như thế sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục”.

Hơn nữa, Nghị quyết Trung ương số 19 về tinh giản biên chế nêu, từ nay đến 2021 giảm 10%, nhưng biên chế ở đây là biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nghĩa là, Nghị quyết sẽ chủ yếu tinh giản biên chế gián tiếp, còn tinh thần chung là phải đủ giáo viên để dạy, chứ không phải là cắt máy móc 10% biên chế giáo viên.

Ở Việt Nam, người ta hay nhắc đến những “chuyến tàu vét” mỗi khi một quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bằng cấp nào đó thay đổi theo hướng khó hơn. Có lẽ, điều này càng được thể hiện đậm nét hơn trong ngành giáo dục, nên đến khi người ta muốn tinh giản thì chỉ còn cách nhắm mắt “cắt đại” những giáo viên hợp đồng mà không cần quan tâm đến sự thiếu – thừa ở từng cấp, trên từng địa bàn.

Có thể, tỉnh Đắk Lắk đã “cắt” không đúng và không trúng đối tượng nên giờ “than” thiếu giáo viên như là điều tất nhiên. Và trong bối cảnh sắp triển khai Chương trình giáo dục mới thì liệu đây có phải là “rào cản” để thực hiện?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một “rào cản” để thực hiện đổi mới giáo dục?! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714274495 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714274495 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10