Phát triển TMĐT bền vững - Phải tạo dựng và duy trì niềm tin tiêu dùng

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có bước phát triển vượt bậc thời gian qua, tuy nhiên, theo chuyên gia, để thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam phát triển bền vững, phải tạo dựng và duy trì được niềm tin tiêu dùng...

>> Sàn thương mại điện tử Trung Quốc "nhăm nhe" thị trường Mỹ

Trải qua giai đoạn 10 năm phát triển nhanh chóng, từ một khái niệm còn khá xa lạ, giờ đây, TMĐT đã trở thành khái niệm phổ cập với hầu hết người tiêu dùng số; mức tăng trưởng TMĐT được ghi nhận đạt từ 20-30%/năm; quy mô thị trường đạt 20,5 tỷ USD chỉ trong năm 2023, con số này dự báo thay đổi theo hướng tốt hơn, ngay trong năm 2024. Chưa kể, thị trường TMĐT Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự báo sẽ tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới…

Trải qua giai đoạn 10 năm phát triển nhanh chóng, từ một khái niệm còn khá xa lạ, giờ đây, TMĐT đã trở thành khái niệm phổ cập với hầu hết người tiêu dùng - Ảnh minh họa: ITN

Trải qua giai đoạn 10 năm phát triển nhanh chóng, từ một khái niệm còn khá xa lạ, giờ đây, TMĐT đã trở thành khái niệm phổ cập với hầu hết người tiêu dùng - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế, thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, TMĐT tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023. Cụ thể, nếu như năm 2018, doanh thu TMĐT bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) và tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người,…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã và đang đạt được, thị trường TMĐT Việt Nam cũng được cho phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics TMĐT còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...

>> Sàn thương mại điện tử Việt “lép vế”, cần ứng phó thế nào?

để thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam phát triển bền vững, phải tạo dựng và duy trì được niềm tin tiêu dùng số - Ảnh minh họa: ITN

Để thị trườngTMĐT Việt Nam phát triển bền vững, theo chuyên gia, phải tạo dựng và duy trì được niềm tin tiêu dùng số - Ảnh minh họa: ITN

Vì vậy, để giúp thị trường TMĐT phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, phát triển bền vững trong TMĐT cũng giống như các lĩnh vực khác, cần đảm bảo: Tăng trưởng tích cực, ổn định; Cân bằng, hài hòa lợi ích các bên liên quan; Phát triển xanh; Tạo dựng và giữ vững niềm tin với đối tác kinh doanh, người tiêu dùng; đồng thời có được nguồn nhân lực thực sự hiểu biết về ngành.

Để phát triển bền vững thị trường này, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và kinh tế số, Bộ Công Thương kiến nghị, thời gian tới cần tập trung vào các yếu tố gồm cân bằng, hài hòa lợi ích các bên liên quan; tăng trưởng tích cực; phát triển xanh; niềm tin và nguồn nhân lực.

Trong đó, về sự cân bằng và hài hòa, trước hết là hài hòa lợi ích các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, cho đến đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng. Tiếp đến là thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển TMĐT giữa các vùng miền, đảm bảo liên kết vùng trong phát triển TMĐT.

Bên cạnh đó, về phát triển xanh, theo bà Oanh, TMĐT được xem là lĩnh vực đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, TMĐT sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí. Các sàn TMĐT, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường.

Về niềm tin, các doanh nghiệp nhỏ cần có niềm tin thị trường sẽ có cơ chế bảo vệ họ để có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh. Người tiêu dùng cần có niềm tin vào chất lượng hàng hóa bởi quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ khi mua sắm trên không gian mạng.

“Cuối cùng là nguồn nhân lực. Mặc dù TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng quy mô nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của lĩnh vực này. Hiện chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp TMĐT được đào tạo chính quy, còn lại là nhân lực các ngành thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin… Nếu thực trạng này không sớm được cải thiện, sẽ khó đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng Top đầu thế giới, chưa nói tới mục tiêu phát triển bền vững”, bà Oanh bày tỏ.

Đồng quan điểm đã nêu, không ít ý kiến cũng cho rằng, cách đây khoảng 5 năm, vì các lý do như hạ tầng còn yếu, quy mô chưa đủ lớn, nhận thức của các bên chưa đầy đủ… Chính phủ, các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện tối đa – “mở lối” cho hoạt động này phổ cập tới người tiêu dùng và phát triển nở rộ. Đến nay, khi các lý do này gần như không còn, một chiến lược chuyển đổi toàn diện cho TMĐT được xác định là cần thiết để thúc đẩy thị trường này phát triển bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển TMĐT bền vững - Phải tạo dựng và duy trì niềm tin tiêu dùng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714371537 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714371537 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10