Phú Yên: Loay hoay giải pháp xử lý các dự án “treo” do vướng mặt bằng?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù UBND tỉnh Phú Yên đã họp và chỉ đạo nhiều lần, thế nhưng hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông, đô thị trọng điểm trên địa bàn tỉnh vẫn bị “ treo” vì không thể GPMB.

>> Phú Yên: Tập trung 4 giải pháp để giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022

Khó giải phóng mặt bằng…

Đáng nói, nguyên nhân chậm triển khai và dẫn đến các dự án bị “treo” xuất phát từ những bất cập trong việc áp giá đền bù thấp, khiến người dân phản ứng kéo theo là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) bị ách tắc.

hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông, đô thị trọng điểm trên địa bàn tỉnh với tổng đầu tư lên tới hàng nghìn tỉ đồng vẫn bị “ treo” do không thể GPMB. Ảnh

Hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông, đô thị trọng điểm trên địa bàn tỉnh với tổng đầu tư lên tới hàng nghìn tỉ đồng vẫn bị “ treo” do không thể GPMB. Ảnh: HƯƠNG GIANG

Liên quan đến việc chậm trễ trong triển khai dự án chia sẻ thông tin với PV DĐDN, ông Nguyễn Xuân Hùng - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên (BQL) cho biết, hiện nay các dự án công trình giao thông và hạ tầng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đa phần không thể triển khai do vướng ở khâu đền bù, GPMB. Các dự án chủ yếu tập trung ở Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên và Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên.

Riêng các dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên làm chủ đầu tư đang “bị treo” hiện có tới 7 dự án. Về nguyên nhân sâu xa không thể GPMB là do bất cập ở giá đền bù, khiến người dân bức xúc và không chịu giao đất dẫn đến các chủ đầu tư không có mặt bằng để triển khai dự án, mặc dù tiền đã sẵn sàng giải ngân cho dự án,  ông Hùng thông tin.

Cũng theo ông Hùng, đơn cử các dự án đang chậm triển khai, như: Dự án Tuyến nối QL1A đến Khu xử lý rác thải, nước thải và chất thải nguy hại của Khu kinh tế Nam Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi tại các Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 và số 534/QĐ-UBND ngày 14/4/2021.

Dự án có quy mô tuyến đường dài 6,9 km; tổng mức đầu tư hơn 359 tỉ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương hơn 354 tỉ đồng, phần còn lại ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2023.

Dự án dự kiến thu hồi khoảng 22 ha, với khoảng 317 đối tượng cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến nay chỉ tạm ứng chi trả tiền bồi thường cho 162 cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án.

Theo ông Hùng, trước những vấn đề khó khăn nếu trên, mới đây, ngày 17/3/2023, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức cuộc họp để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư. Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên giao UBND thị xã Đông Hòa rà soát, sắp xếp nhân sự, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, GPMB trong quý III/2023.

Giao UBND TP Tuy Hòa liên hệ Trung tâm lưu trữ tỉnh để sao lục lại hồ sơ bản đồ đo đạc bị thiếu liên quan đến phần diện tích đất bị thu hồi của các dự án. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc họp xét nguồn gốc đất, hoàn chỉnh, phê duyệt phương án bồi thường, tiến hành chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng và bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý III/2023.

Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ cho các dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các cơ quan ban ngành phải quyết tâm, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, tiến độ thi công, đảm bảo giải ngân kế hoạch 2023. Song, để làm được điều này thì UBND tỉnh phải quan tâm và quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo các địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương đẩy nhanh công tác bồi thường, GPMB và cố gắng bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công trong quý III/2023" - ông Nguyễn Xuân Hùng kiến nghị.

>> Gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công: Cần tập trung xử lý vấn đề GPMB

… do giá đền bù thấp

Tương tự, trao đổi với PV DĐDN, ông Đặng Khoa Đãm – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên (BQL xây dựng), cho biết, hiện nhiều dự án công trình giao thông, hạ tầng đô thị... tại Phú Yên có mức đầu tư lớn đang nằm trong tình trạng bị "treo" do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chậm và không thể GPMB theo người dân là do Nhà nước áp giá đền bù thấp nên không giao đất. Và đây chính là vấn đề khiến BQL không có mặt bằng để thực hiện các dự án. Tinh thần của BQL là giao đất tới đâu làm tới đó, tuy nhiên, nếu tình trạng không giao đủ mặt bằng thì sẽ ảnh hưởng tới tiến độ các dự án, công tác nghiệm thu sẽ gặp nhiều khó khăn vì công trình sẽ không thể giải ngân. Hiện BQL có hơn 10 dự án đang vướng ở khâu đền bù GPMB, nhiều trường hợp nằm trong giữa khu dự án nhưng vẫn chưa thể giải toả - ông Đãm cho hay.

ông Đặng Khoa Đãm – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên

Ông Đặng Khoa Đãm – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên.

Cụ thể, theo ông Đãm, Dự án Tuyến giao thông từ Cảng Bãi Gốc (Khu kinh tế Nam Phú Yên) kết nối QL1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 650/QĐ-UBND ngày 13/5/2021. Dự án ảnh hưởng khoảng 553 thửa đất, số đối tượng bị ảnh hưởng 365 đối tượng; tổng diện tích đất thu hồi toàn bộ dự án khoảng 46ha.

Về quy mô, tuyến đường dài khoảng 7,72km, tổng mức đầu tư hơn 1.407 tỉ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 1.200 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 207 tỉ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024.

Tuy nhiên đến nay, công tác GPMB được UBND thị xã Đông Hòa ban hành thông báo thu hồi đất với diện tích đất thu hồi dự án chỉ khoảng 33,08ha; tổng số thửa đất đã có thông báo thu hồi đất là 423 thửa, số đối tượng bị ảnh hưởng khoảng 293 đối tượng.

Tiếp đến, Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Nam thuộc Khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi tại các Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 29/10/2018, số 434/QĐ-UBND ngày 24/3/2021, số 1622/QĐ-UBND ngày 30/12/2022.

Hiện BQL có hơn 10 dự án đang vướng ở khâu đền bù GPMB, nhiều trường hợp nằm trong giữa khu dự án nhưng vẫn chưa thể giải toả

Hiện Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên có hơn 10 dự án đang vướng ở khâu đền bù GPMB, nhiều trường hợp nằm trong giữa khu dự án nhưng vẫn chưa thể giải toả. Ảnh: HƯƠNG GIANG.

Dự án với quy mô diện tích 47,42ha; tổng mức đầu tư hơn 594 tỉ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2023.

Tổng số thửa đất bị ảnh hưởng toàn bộ dự án gồm 379 thửa (với diện tích 23,79ha), trong đó có 140 thửa đất do Nhà nước quản lý và 239 thửa đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng. Đến nay, đã xét quy chủ 224 thửa đất, trong đó, 118 thửa đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng và 106 thửa đất do Nhà nước quản lý – đại liện BQL xây dựng cho hay.

Như vậy, mặc dù các dự án hạ tầng giao thông đô thị và các khu dân cư được trên địa bàn tỉnh Phú Yên, được xác định khi hoàn thành là sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan về phương án đền bù nên các dự án “bị treo”. Còn chính quyền các cấp thì vẫn loay hoay đi tìm giải pháp, đang là vấn đề rất đáng chú ý.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phú Yên: Loay hoay giải pháp xử lý các dự án “treo” do vướng mặt bằng? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714304813 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714304813 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10