Quán cà phê không phục vụ trẻ em dưới 12 tuổi: Đó là văn minh?

Diendandoanhnghiep.vn Nếu thấy tiêu chí phục vụ của quán cà phê không phù hợp thì quyền lựa chọn sử dụng nằm ở bản thân mình, đâu cần phải phản đối gay gắt và kêu gọi tẩy chay.

Quán cà phê ở Đà Nẵng từ chối khách dưới 12 tuổi - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Quán cà phê ở Đà Nẵng từ chối khách dưới 12 tuổi - Ảnh: Trường Trung/Tuổi trẻ

Chính xác, đó chính là văn minh, khi người Việt bên cạnh những đức tính tốt đẹp như cần cù, chịu thương, chịu khó, tương thân tương ái, dũng cảm, kiên cường chống giặc ngoại xâm thì vẫn còn đó những điểm hạn chế như sự dễ dãi đến bừa bãi, tính tuân thủ kỷ luật, sự tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

Phải chăng đó là do sự ảnh hưởng của tập quán lao động nông nghiệp lúa nước. Làm việc theo thời vụ, tự chủ về thời gian, đi làm còn:

 “Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”.

Ruộng nhà mình, khi nào mình làm, mình cấy là quyền của mình, ai cũng là ông chủ nhỏ. Do vậy các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài với tác phong và kỷ luật công nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam thường tính nhân viên người Việt có điểm trừ về tính kỷ luật và tuân thủ các quy tắc luật lệ trong công ty.

Đương nhiên, để tổ chức, doanh nghiệp vận hành suôn sẻ, phải có các quy định rõ ràng khép người ta vào khuôn khổ để khống chế, kiểm soát các hành động tuỳ tiện gây ra thiệt hại. 

Chính sự dễ dãi của người Việt, sự nuông chiều con trẻ thái quá, tạo ra tiền lệ không tốt, ý thức không tốt khi trẻ con trưởng thành. Quan điểm cá nhân của người viết hoàn toàn tán đồng với việc quán cà phê ở Đà Nẵng không nhận phục vụ trẻ em dưới 12 tuổi. Đó là lựa chọn phân khúc khách hàng của họ, khi nhân viên của họ không nhận trông trẻ và thiết kế của quán không có không gian cho trẻ em dưới 12 tuổi vui chơi.

Nếu để ý sẽ thấy Google phân loại nhà hàng, khách sạn theo các tiêu chí phân biệt trên bản đồ của mình từ lâu rồi. Trên thế giới có các “No kids zone” (Khu vực không trẻ em) và họ coi đó là điều bình thường. Các nước phát triển có những phân khúc khách hàng riêng, họ lựa chọn phục vụ theo tiêu chí của họ.

Khách sạn kiểu Pháp trên hòn đảo ở Numaru tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, họ chỉ phục vụ khách trên 18 tuổi. Khách được đưa lên tàu cao tốc ra khách sạn ngoài đảo, thay trang phục riêng của khách sạn, có cả tắm nước khoáng nóng (Onsen) khoả thân trong khuôn viên khách sạn. Khách hàng hoàn toàn có thể tự do lựa chọn dịch vụ cho mình cho phù hợp với sở thích, tất cả diễn ra trong sự nhẹ nhàng, yên tĩnh để khách tận hưởng trọn vẹn không khí, khung cảnh và ẩm thực.

Thông báo đăng tải trên trang Facebook của quán cà phê đang gây tranh cãip/CHỤP MÀN HÌNH

Thông báo đăng tải trên trang Facebook của quán cà phê đang gây tranh cãi. Ảnh: Thanh Niên

>> Dẹp cà phê đường tàu: Thà đau một lần…

Quán cà phê bây giờ mọc lên rất nhiều trên khắp Việt Nam. Quán không còn chỉ đơn thuần là nơi uống nước mà còn thành nơi để bàn bạc công việc, kết nối, giao lưu kết hợp thư giãn… Nhiều người làm việc tại quán với máy tính như tại văn phòng. Nếu có trẻ em sẽ có sự chạy nhảy, nô đùa, la hét, phá vỡ không gian cần sự yên tĩnh đó, ảnh hưởng đến khách hàng. Nên việc từ chối phục vụ là có mục đích khi quán không có nhân viên trông trẻ, không có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Vậy mà nhiều người lên tiếng phản đối đòi cả tẩy chay, rồi nâng cả quan điểm về vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em. Đó là tâm lý hẹp hòi, ích kỷ đúng kiểu “giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh thì tìm cách tiêu diệt”.

Nếu thấy tiêu chí phục vụ của quán không phù hợp thì quyền lựa chọn sử dụng nằm ở bản thân mình, đâu cần phải phản đối gay gắt và kêu gọi tẩy chay. Thú cưng cũng vậy. Với nhiều người, chó, mèo là bạn thân thiết, nhưng có người lại bị dị ứng với lông của chó, mèo hay đơn giản là họ không thích.

Như vậy, không thể bắt người khác phải chịu đựng cảnh trẻ em la hét, làm đổ nước, nhặt đá sỏi ném nhau, sờ mó nghịch ngợm đồ trang trí của quán trong thái độ thờ ơ hay bất lực của bố mẹ, chưa kể việc đổ vỡ có thể gây nguy hiểm, làm bị thương cả cho trẻ em.

Yêu quý trẻ khác với sự nuông chiều. Khuôn phép, kỷ luật chắc chắn gây khó chịu, gò bó, nhưng ngọc phải mài mới sáng, kim cương phải gọt dũa mới lên hình. Xây dựng xã hội văn minh cần bắt đầu từ giáo dục trẻ nhỏ, cũng như thay đổi quan điểm của người lớn.

Anh Nguyễn Đình Tín (SN 1992), chủ quán cà phê Dream House Coffee (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) là người vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của quán từ chối nhận phục vụ trẻ em dưới 12 tuổi, quy mô của quán cũng không cần phải dùng đến cách tạo “bão” gây tranh cãi trên mạng xã hội để PR thu hút khách. Đơn giản anh chỉ muốn dành không gian xứng đáng cho khách thưởng thức đồ uống và không gian, mong muốn khách địa phương tiếp nhận văn hoá tích cực này thay vì công kích và tẩy chay.

Hy vọng, cách thức kinh doanh “cũ người, mới ta” này sẽ được nhân rộng ở Việt Nam, đó là từng bước bỏ đi sự tiện thể kiểu “gì cũng muốn” khi mang cả trẻ con đến quán để tiện trông con mà vẫn được việc mình, bất kể việc trẻ con đang làm phiền người khác.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quán cà phê không phục vụ trẻ em dưới 12 tuổi: Đó là văn minh? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714259318 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714259318 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10