[DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Tầm nhìn 2045 và hành động của Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ vừa lần đầu tiên tiên công bố tầm nhìn quốc gia 2030, 2045. Vậy phải làm gì để đạt được mục tiêu trong tầm nhìn ấy?

Câu trả lời sẽ được trao đổi tại Diễn đàn “Tầm nhìn 2045 và hành động của Việt Nam” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. BBT mong nhận được bài viết của các chuyên gia, doanh nghiệp và độc giả tại: toasoan@dddn.com.vn.  

Tầm nhìn đến 2045, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, hạnh phúc, gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, nơi người dân có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới; trở thành một quốc gia có nền kinh tế tri thức cạnh tranh, nằm trong 20 quốc gia đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng như chỉ số về môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tầm nhìn quốc gia 2045 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố tại cuộc làm việc với Bộ KH&ĐT ngày 19/2.

p/Quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng qua các năm từ 2005-2018. Nguồn: Tổng cục Thống kê, ĐVT: tỷ USD. Đồ họa: Minh Đức

Quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng qua các năm từ 2005-2018. Nguồn: Tổng cục Thống kê, ĐVT: tỷ USD. Đồ họa: Minh Đức

Từ bước tiến ngoạn mục sau 30 năm đổi mới

Phải nói rằng, đó là một tầm nhìn đầy tham vọng mà bất kể một quốc gia nào cũng mong đạt được.
Nên nhớ rằng, trước thời điểm đổi mới 1986, tức là lúc mà nền kinh tế vẫn là tập trung quan liêu bao cấp, quy mô nền kinh tế chỉ vỏn vẹn xung quanh 13-15 tỷ USD. Ấy thế mà, hơn 30 năm qua, nhờ đổi mới, mà thực chất là dần quay về với các quy luật tự nhiên của kinh tế thị trường, quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 16 lần, ở mức 244 tỷ USD ước đạt năm 2018. Đương nhiên, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên gần 11 lần, từ khoảng 230 USD năm 1985 lên 2.540 USD năm 2018.

Cũng nên nhớ rằng, trong hơn 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, môi trường đầu tư kinh doanh chưa phải là đã thông thoáng, an toàn và cạnh tranh, hệ thống chính trị chưa phải đã thay đổi toàn diện. Ấy vậy mà, những số liệu nói trên cho thấy, Việt Nam đã có những bước tiến ngoạn mục, dù không phải lúc nào mục tiêu đề ra cũng đạt được.

... đến mục tiêu sau 100 năm thành lập nước

Thủ tướng khẳng định rằng: “Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển. Dân tộc chúng ta không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới; khả năng con người Việt Nam không hề kém hơn so với dân tộc khác; lòng yêu nước của chúng ta không hề thua kém họ”. Vậy cần phải làm rõ điều gì đã ngăn cản đất nước ta đến nay vẫn còn thua kém nhiều nước?

Phải chăng do cơ chế đã không huy động được “khả năng con người Việt Nam”? Bởi nhiều vấn đề về nhân sự hiện nay cho thấy, dường như nhiều người tài vẫn đứng ngoài tiến trình phát triển.

Phải chăng do cơ chế phân bổ nguồn lực đã không được công bằng khiến nguồn lực quốc gia bị phân tán, lãng phí và chảy vào nơi không bao giờ phát triển?

Những đại án gần đây được phanh phui, những kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán cho thấy, hàng nghìn tỷ, trăm nghìn tỷ, triệu tỷ… đã bị những “quả đấm thép” làm cho tan tành đến mức nào. Nguồn lực ấy nếu được sử dụng hiệu quả, không bị tham nhũng cắn xé, thì chắc có lẽ đất nước còn vươn lên tầm cao hơn chứ không phải chỉ dừng ở mức thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Quyền sở hữu nếu không bị tước đoạt thì chắc chắn khiếu kiện đất đai đã không gay gắt và tư nhân đã dẫn dắt nền kinh tế chứ không cần chờ đến năm 2030 .

Phải chăng do đạo đức, xã hội đã không được văn hóa, giáo dục kiến tạo một nền tảng bền vững. Những biến tướng trong văn hóa từ công vụ đến xã hội, những lùm xùm trong giáo dục từ thi cử đến sách lược trăm năm… đã minh chứng cho việc thiếu một chủ thuyết đủ tốt. Rốt cuộc, những cải cách chỉ dừng lại ở mức nửa vời và rất khó để văn hóa, giáo dục mau chóng vươn tầm vì một xã hội hiện đại, vì một dân tộc hạnh phúc.

Đương nhiên, có những sai lầm trong quá khứ khiến cả dân tộc phải trả giá, thậm chí bằng cả xương máu. Nhưng điều ấy nếu được nhìn nhận một cách trung thực, khiêm tốn và chân thành, sẽ trở thành những kinh nghiệm quý báu để “bứt phá” như phương châm mới đây của Chính phủ. Bởi không thể không rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm nếu muốn “đi nhanh” như Thủ tướng nhiều lần đề cập tới khát vọng dân tộc.

Chắc chắn, để tầm nhìn 2045 - đúng thời điểm 100 năm thành lập nước - thành hiện thực, chỉ có khát vọng là không đủ. Vì dù khát vọng có cao đến đâu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có hoành tráng đến mức nào mà thiếu hành động thì tất cả sẽ chỉ là những tuyên ngôn chính trị vô hồn. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bài học nhãn tiền.

Tầm nhìn phải gắn với hành động là vì vậy!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Tầm nhìn 2045 và hành động của Việt Nam tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714107876 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714107876 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10