Thế giới và hai cuộc biến động lớn (Kỳ II)

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta đang sống trong 4 tháng cuối cùng của năm 2020, đầy biến động. Một năm mà hai cuộc biến động lớn về kinh tế và sức khỏe toàn cầu.

Tiếp tục câu chuyện về cuộc chạy đua quyền lực của các nước. Nước Mỹ chủ quan và bắt đầu có vấn đề về nhiều lĩnh vực. Sự đối đầu càng ngày càng rõ và khốc liệt giữ hai Đảng Cộng Hoà và Dân chủ tại đây. Người Mỹ vì cục bộ và lợi ích của mình họ đã bắt tay với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ chuyến thăm Bắc Kinh 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Với ngoại giao bóng bàn.

Biển Đông đang dậy sóng khi rất nhiều hoạt động quân sự của nhiều nước có mặt, diễn ra tại đây. Nhất là khi Trung Quốc tập trận tại bắc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ 26.8 - 29.8.2020 và bắn tên lửa đạn đạo của họ ra biển đông (theo thông báo của Trung Quốc là 2 quả, theo bộ quốc phòng Mỹ là 4 quả loại có tầm bắn 4500 km). Các quốc gia như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc... đã có tàu chiến có mặt tham gia làm Biển Đông đang trở thành điểm nóng chiến sự có thể xảy ra.

Nhiều đời tổng thống Mỹ đã nhầm, đã mắc sai lầm để Trung Quốc vượt mặt: với các chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, sản xuất hàng kém chất lượng, Trung Quốc đã làm cho các nước phương tây, kể cả Mỹ trở thành nô lệ trong quá trình phát triển của “Giấc mộng Trung Hoa”. Và cuộc chiến Mỹ Trung đang diễn ra trên mọi phương diện (để dành ngôi vị số 1 thế giới thế kỷ 21), có thể xảy ra quy mô lớn trước hết về pháp lý, về kinh tế, khoa học công nghệ, ngoại giao và có thể dẫn tới đụng độ quân sự tại biển đông, tại Đài Loan.

Liệu có thể diễn ra cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Mỹ Trung? Liệu có thể diễn ra một dạng chiến tranh thế giới mới bằng công nghệ cao? Mà không phải đơn thuần là súng đạn và hạt nhân? Vũ khí sinh học? Hoá học? Mạng và AI? Không ai đoán trước được điều gì! Bản thân trong lòng đất nước Trung Quốc cũng có bao điều phải giải: Thu phục Đài Loan, dẹp yên Hồng Kông, Tây Tạng, vấn đề người Di Ngô Nhĩ, tôn giáo, bệnh dịch, thiên tai.

Và nước Mỹ cũng không ít chuyện: COVID - 19 mà nước Mỹ với số ca nhiễm và chết luôn cao nhất thế giới với 6.173.236 người nhiễm và 187.224 người chết. Rồi vấn đề phân biệt chủng tộc từ cái chết của một người đàn ông da đen George Floyd do cảnh sát gây nên, kéo theo các cuộc biểu tình hàng trăm thành phố, kinh tế sa sút, thất nghiệp tăng trở lại.

Những cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông 2 năm qua bắt đầu chỉ vì dự thảo “Luật dẫn độ” không thành. Đến luật an ninh Hồng Kông đã làm nóng cuộc chiến kinh tế thương mại, ngoại giao khắp nơi. Với mục tiêu thống nhất Đài Loan theo mô hình “Một đất nước hai chế độ”, theo mô hình thành công tại Ma Cao, Hồng Kông. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Mỹ quan hệ “mật thiết” với Đài Bắc và họ tuyên bố sẽ lấy lại Đài Loan kể cả dùng vũ lực.

Cũng từ 1979 người Mỹ đã đồng ý chỉ có Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Đài Loan vẫn vận hành mọi thứ như một quốc gia có chủ quyền. Nhưng thực tế pháp lý thì chỉ là một tỉnh của Trung Quốc. Thế đấy với thực trạng đó khi mà Tổng thống Thái Anh Văn vẫn kiên quyết bảo vệ độc lập cho Đài Loan là không dễ. Liệu khi chiến sự xảy ra tại eo biển này thì quân đội Mỹ và đồng minh có động binh cứu cho Đài Bắc không? Hãy nhìn những diễn biến mới nhất tại Hồng Kông.

Người Mỹ tỉnh ngộ! Khi Donald Trump thắng cử tổng thống. Với chính sách và lời kêu gọi “Nước Mỹ trên hết”, “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại”. Người đứng đầu nhà trắng với “cây gậy và củ cà rốt” đã tuyên chiến với nhà cầm quyền Bắc Kinh bằng hàng loạt các đòn đánh vào nền kinh tế, ngoại giao, tình báo, quân sự, cũng như dường như kêu gọi hình thành Liên minh chống Trung Quốc. Hãy chờ xem!

Người đứng đầu nhà trắng với “cây gậy và củ cà rốt” đã tuyên chiến với nhà cầm quyền Bắc Kinh bằng hàng loạt các đòn đánh vào nền kinh tế, ngoại giao, tình báo, quân sự, cũng như dường như kêu gọi hình thành Liên minh chống Trung Quốc.

Thế giới đầy biến động khi các cuộc biểu tình kiểu “cuộc cách mạng nhung” tại Belarusia, Thái Lan, Mali, Libenon... Hàng loạt các chính phủ phải giải tán. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từ chức sau nhiều năm tại vị thành công và lâu dài nhất tại đất nước mặt trời mọc vì lý do sức khoẻ. Đột ngột, bất ngờ và pha chút hoảng loạn, tiếc nuối của dân chúng, đảng cầm quyền và nhiều nguyên thủ quốc gia thế giới. Nhiều vùng chiến sự vẫn đang xảy ra, vẫn chưa im tiếng súng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từ chức sau nhiều năm tại vị thành công và lâu dài nhất tại đất nước mặt trời mọc vì lý do sức khoẻ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từ chức sau nhiều năm tại vị thành công và lâu dài nhất tại đất nước mặt trời mọc vì lý do sức khoẻ.

Cuộc bầu cử tổng thống thứ 46 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bắt đầu vào các cuộc tranh luận khốc liệt. Vẫn đang đầy kịch tính khi xem, nghe hai đại hội toàn quốc của Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà. Một bên thì dùng các nhân vật chính trị lão thành, kỳ cựu đọc các bài tham luận chỉ trích cá nhân đương kim tổng thống. Một bên thì phó tổng thống đương nhiệm Mike Pence, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melinia Trump, con gái cưng tổng thống Tump Tiffany với những lời lẽ nhẹ nhàng, thâm sâu và có vẻ nhân văn, nhân đạo để ca ngợi gần 4 năm cầm quyền của vị tổng thống không phải gà nòi về chính trị mà là một tỷ phú, một nhà doanh nghiệp lớn, với phong cách lãnh đạo khác truyền thống.

Cuộc bầu cử tổng thống thứ 46 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bắt đầu vào các cuộc tranh luận khốc liệt.

Cuộc bầu cử tổng thống thứ 46 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bắt đầu vào các cuộc tranh luận khốc liệt.

Các phương tiện thông tin truyền thông đang nóng lên từng ngày về thông số ủng hộ các ứng cử viên. Các nhà tiên tri lừng danh cũng vào cuộc. Một kỳ bầu cử có một không hai tại cường quốc số 1 thế giới. Ta hãy chờ lá phiếu bầu và kết quả của phiếu đại cử tri ai sẽ đạt 270 phiếu trở lên vào ngày 3.11.2020 này.

Tình hình bán đảo Triều Tiên, Tình hình sức khoẻ của Nhà Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, những khó khăn về kinh tế đất nước và đời sống nhân dân Bắc Triều Tiên. Những diễn biến sau thoả thuận giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả- Rập sau sự kết nối của Donald Trump. Rồi bất đồng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Ai Cập và nhiếu quốc gia Âu Châu. Quan hệ khăng khít có đi có lại của Iran và Venezuela gần đây cũng đang dấy lên e ngại của chính phủ Mỹ. Và các biện pháp trừng phạt, can thiệp của Hoa Kỳ là nhãn tiền .

Còn rất nhiều chính biến khắp các châu lục mà cả thế giới đang dõi theo một năm đầy biến động như 2020. Mọi việc sẽ ngã ngữ khi tiếng pháo hoa bắn lên bầu trời vào giao thừa 2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới và hai cuộc biến động lớn (Kỳ II) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714323331 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714323331 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10