Thiếu hụt nhân lực cho ngành du lịch: (Bài 1) Kịch bản dự báo từ trước

Diendandoanhnghiep.vn Bế tắc khi tìm nhân lực cho ngành du lịch, khó giữ chân người lao động vì đã chuyển công việc khác…là những thực trạng mà ngành này đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay.

Sau đại dịch COVID-19, khi nhu cầu du lịch của người dân tăng lên cũng là lúc doanh nghiệp ngành này gặp khó trong công tác thu hút nguồn nhân lực để hoạt động trở lại

Sau đại dịch COVID-19, khi nhu cầu du lịch của người dân tăng lên cũng là lúc doanh nghiệp ngành này gặp khó trong công tác thu hút nguồn nhân lực để hoạt động trở lại

Tuy nhiên, trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19, kịch bản thiếu hụt nguồn lao động cho ngành du lịch đã được các chuyên gia dự báo từ trước chứ không phải bây giờ. Làm sao để khoả lấp vị trí nhân sự cho từng lĩnh vực làm việc trong chuỗi hoạt động du lịch hiện nay đang trở thành bài toán khó đối với không ít doanh nghiệp và cơ quan chức năng…trong khi dự báo tăng trưởng cho ngành du lịch của Việt Nam thời gian tới khá khả quan.

Trong khi đó, nguồn nhân lực nói chung, ngành du lịch nói riêng giữ vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi tổ chức và quốc gia. Và, sau đại dịch COVID-19, du lịch cũng là ngành chịu tác động trực tiếp, tổn thất nặng nề khi hàng loạt cơ sở lưu trú đóng cửa, người lao động đua nhau tìm kiếm việc làm khác thay thế để tránh “sóng” khủng hoảng ngành này kể từ đầu năm 2020.

>>Doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm nhân sự du lịch

 

Đáng quan tâm, vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát dữ dội vào năm 2020, 100% công ty lữ hành, nhà hàng và các loại dịch khác…ở TP. HCM phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động phải nghỉ việc trong suốt thời gian dài. Cùng thời điểm này tại Hà Nội, số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 11.600 người. Không ít lao động có thâm niên công tác trong ngành du lịch trên dưới 10 năm, có trình độ cao cũng phải đi tìm nghề khác để tránh cảnh thất nghiệp kéo dài.

Ngoài thiếu hụt nguồn nhân lực, người lao động có tay nghề cao công tác trong ngành du lịch từng có thâm niên lâu năm cũng nhảy việc để tìm kiếm ngành nghề khác

Ngoài thiếu hụt nguồn nhân lực, người lao động có tay nghề cao công tác trong ngành du lịch từng có thâm niên lâu năm cũng nhảy việc để tìm kiếm ngành nghề khác

Thực trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chọn nghề của nhiều bạn trẻ khi thảm cảnh mất việc làm, nhảy việc của hàng nghìn người lao động trước đó đã được đào tạo trong ngành du lịch. Mùa tuyển sinh năm 2021, 2022, gần 200 cơ sở đào tạo nghề du lịch, trong đó 62 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm dạy nghề cũng rơi vào cảnh “đỏ mắt” tìm thí sinh đăng ký học ngành du lịch…

Theo đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Đây là con số đáng báo động về tình trạng “lệch pha” nguồn nhân lực cho ngành du lịch nước ta khi số lượng tour đi trong nước, quốc tế cùng nhu cầu lưu trú của khách đang tăng vọt sau đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo du lịch trực thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằm trong top những nước mà ngành du lịch mất nhiều việc làm nhất do đại dịch COVID-19.

“Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về lao động của doanh nghiệp trong đó có các dữ liệu về lao động đã làm việc tại doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động cụ thể đối với các vị trí việc làm hiện tại và tương lai.

Liên kết các thông tin của doanh nghiệp với cơ quan quản lý liên quan và các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, với các địa phương có nhiều lao động làm việc tại doanh nghiệp và liên kết với người lao động để họ có thông tin về doanh nghiệp, cơ hội tìm việc làm mới hoặc quay trở lại làm việc.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có thể thiết lập các đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động có thể tiếp cận các chương trình hỗ trợ. Các đường dây nóng vừa tư vấn cho các doanh nghiệp, người lao động thiếu thông tin về vấn đề thủ tục, quy định, vừa có thể báo cáo nhanh cho các cơ quan thẩm quyền về nhu cầu thực sự của doanh nghiệp, người lao động…về những khó khăn hoặc các khoản hỗ trợ” – ông Nguyên Văn Đính đưa ra một số giải pháp về thu hút nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

Còn nữa...

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu hụt nhân lực cho ngành du lịch: (Bài 1) Kịch bản dự báo từ trước tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714255044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714255044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10