Thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM: Tăng áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp?

Diendandoanhnghiep.vn Thu phí ôtô vào trung tâm sẽ góp phần tăng ngân sách tái đầu tư cho giao thông, giảm lưu lượng xe cá nhân ra đường, nhưng sẽ làm tăng áp lực về chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Cần tính toán kỹ

Theo ông Nguyễn Hữu Vinh – Tổng giám đốc Công ty Vận Tải Nhật Quang (TP HCM) nhìn vào thực tế có thể khẳng định, TP HCM là đô thị lớn nhất nước, có lượng phương tiện lưu thông lớn và thường xuyên ùn tắc tại các giờ cao điểm.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện TP HCM có khoảng 8,4 triệu phương tiện, trong đó hơn 806.000 ôtô và khoảng 7,6 triệu xe máy. Mặc dù năm 2020 đã xuất hiện đại dịch COVID-19, thế nhưng lượng ôtô đăng ký mới vẫn tăng gần 3,8%, xe máy 3,3%. Vấn đề này cho thấy tình hình giao thông còn phức tạp tại nhiều nơi, thậm chí ngoài phạm vi dự kiến thu phí, kẹt xe vào giờ cao điểm ngày càng trầm trọng ở các cửa ngõ. Do đó, nếu đề xuất thu phí để giảm kẹt xe thì e rằng còn thiếu thực tiễn và chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại, bởi, "tình trạng ùn tắc giao thông phần lớn xảy ra bên ngoài" – ông Vinh nói.

Cũng theo ông Vinh, việc thu phí có thể khiến người dân giảm nhu cầu, giảm được lượng xe cá nhân vào trung tâm. Tuy nhiên, vấn đề này lại là áp lực rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là ở thời TP HCM mới mở cửa để người dân và doanh doanh nghiệp tái khởi động phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế, sau nhiều tháng phải dừng hoạt động do đại dịch COVID-19.

nếu để xuất thu phí để giảm kẹt xe thì e rằng còn thiếu thực tiễn và chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại, bởi, tình trạng ùn tắc giao thông phần lớn xảy ra bên ngoài

Ông Nguyễn Hữu Vinh – Tổng Giám đốc Công ty Vận Tải Nhật Quang (TP HCM), nếu để xuất thu phí để giảm kẹt xe thì e rằng còn thiếu thực tiễn và chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại, bởi, tình trạng ùn tắc giao thông phần lớn xảy ra bên ngoài.

Chưa kể, việc thu phí cũng sẽ làm tăng chi phí đi lại, vận chuyển, tạo sức ép lớn cho người dân và doanh nghiệp. Và liệu vấn đề này có đi ngược lại những chính sách mà Chính phủ đang xây dựng các giải pháp hỗ trợ như: miễn, giảm thuế, lùi thuế hay các gói tín dụng… để kích thích các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trở lại hay không?- ông Vinh đặt vấn đề.

Do đó, ông Vinh cho rằng, việc thu phí ở thời điểm hiện nay thực sự chưa phải thời điểm thích hợp. Thay vào đó, nên tiếp tục lắng nghe, hiến kế của các chuyên gia, người dân và doanh nghiệp để lấy được sự đồng thuận trước khi thực hiện. Mặt khác, "nên lùi thời gian thu phí để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo được tính khách quan và thực thi khi chính thức hoạt động" – ông Vinh đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Hoàng – Chủ tịch HĐTQ Công ty Vận tải Phượng Hoàng, cho rằng thu phí ôtô vào trung tâm sẽ góp phần tăng ngân sách tái đầu tư cho giao thông, giảm lưu lượng xe cá nhân ra đường. Nhưng cũng cần tính toán kỹ để lượng hóa tình trạng kẹt xe, lợi ích kinh tế thu phí so với chi phí đầu tư và tác động xã hội, trong đó có lực lượng doanh nghiệp, một lực lượng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nhưng bị ảnh hưởng khá năng nề bởi dịch bệnh COVID-19 gây ra là hết sức nhạy cảm.

Cũng theo ông Hoàng, khu vực trung tâm nội đô là bộ mặt của TP, do đó, nếu thực sự hạn chế  được xe cá nhân vào khu vực này sẽ tạo không gian thoáng hơn. Tuy nhiên, việc hạn chế xe cá nhân vào trung tâm mới chỉ là lý thuyết, căn cứ vào tâm lý, vấn đề mất phí… để dự đoán, đưa vào kế hoạch để xây dựng và lập dự án mà chưa phân tích ở các khía cạnh khác như: Nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân (gia đình), phục vụ công việc, đối tác… Chưa kể, vấn đề thu phí sẽ là một áp lực rất lớn về chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khi hàng ngày phải chở hàng hoá ra, vào trung tâm liên tục, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm phục vụ cho người dân là vấn đề hết sức lưu ý.

Vì vậy, việc thu phí vào trung tâm cần thận trọng và kết hợp với phát triển giao thông công cộng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, "giải pháp trước mắt có thể hạn chế gửi và đậu xe trong khu vực trung tâm, đồng thời thiết lập các vành đai giữ xe quanh quận 1 và 3, vừa hiệu quả lại không tốn kém nhiều" - ông Hoàng cho hay.

ông Nguyễn Chí Hoàng – Chủ tịch HĐTQ Công ty Vận tải Phượng Hoàng, cho rằng: Thu phí ôtô vào trung tâm sẽ góp phần tăng ngân sách tái đầu tư cho giao thông, giảm lưu lượng xe cá nhân ra đường. Nhưng cũng cần tính toán kỹ để lượng hóa tình trạng kẹt xe, lợi ích kinh tế thu phí so với chi phí đầu tư và tác động xã hội, trong đó có lực lượng doanh nghiệp, một lực lượng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nhưng bị ảnh hưởng khá năng nề bởi dịch bệnh COVID-19 gây ra

Thu phí ôtô vào trung tâm sẽ góp phần tăng ngân sách tái đầu tư cho giao thông, giảm lưu lượng xe cá nhân ra đường. Nhưng cũng cần tính toán kỹ lợi ích kinh tế thu phí so với chi phí đầu tư và tác động xã hội.

Theo ông Hoàng, bài toán giải quyết tình trạng ùn tắc và kẹt xe cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh. Bởi, trên thực tế, tình trạng kẹt xe xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chứ không đơn thuần chỉ là lượng phương tiện đông. Đơn cử, các nguyên nhân phát triển đô thị thiếu đồng bộ, giao thông công cộng chậm phát triển, phân luồng giao thông bất hợp lý, chưa phù hợp thực tế, ý thức chấp hành luật giao thông chưa cao...

Do đó, nếu chỉ dựa vào duy nhất một giải pháp là dựa vào việc thu phí để giảm lượng phương tiện cá nhân vào trung tâm TP là "xa thực tế, thiếu khả thi”. Vì vậy, "việc chủ động nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp khác phù hợp để chống ùn tắc, kẹt xe một cách hiệu quả và nhận được sự đồng thuận trong dư luận là hết sức cần thiết"– ông Hoàng nhấn mạnh.

“Tái khởi động” sau 10 năm

Đáng chú ý, trước đó vào năm 2010, dự án tổ chức thu phí ô tô vào khu vực trung tâm, được UBND TP HCM chấp thuận trên cơ sở đề xuất của Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD). Năm 2011, ITD hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi, nhưng dự án bị dừng lại do vấp phải nhiều ý kiến phản đối của chuyên gia cũng như dư luận.

Theo đề xuất của ITD, dự án sẽ được xây 36 cổng thu phí tự động quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10, bao gồm các tuyến đường: 3 tháng 2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (ngã 6 Dân Chủ) và tuyến Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Theo thiết kế, các cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ.

Đến cuối năm 2016, dự án được Sở GTVT TP HCM chủ trì và phối hợp làm việc với ITD để bàn về dự án. Theo kế hoạch, cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường ở quận 1, 3, 5, 10, với mức phí ô tô là 30.000 - 50.000 đồng/lượt xe khi vào trung tâm. Tuy nhiên, dự án phải dừng lại vì Chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc thu phí ô tô vào nội đô nên muốn triển khai dự án, Thành phố phải báo cáo xin ý kiến Trung ương.

Năm 2019, Sở GTVT tiếp tục đề xuất UBND TP HCM đầu tư ngân sách 250 tỷ đồng để xây dựng 34 cổng thu phí ô tô vào khu vực trung tâm nhằm hạn chế kẹt xe nội đô. Dự án chỉ áp dụng đối với ô tô đi vào trung tâm, không thu chiều ra, do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ 2019 đến 2021.

Dự án gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.

Dự án được Sở GTVT đề xuất triển khai dự án theo hình thức đầu tư công. Sau khi thực hiện xong, dự án sẽ được đem ra đấu thầu, thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu sẽ nộp về ngân sách thành phố nhằm tránh dư luận phản đối tiêu cực.

Năm 2021, Sở Giao thông Vận tải TP HCM (GTVT), có báo cáo gửi đến UBND TP HCM việc lập dự án thu phí ôtô vào khu trung tâm (ở hai quận 1 và 3) theo hình thức đối tác công tư PPP.

Cụ thể, theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải thì TP HCM sẽ bỏ kinh phí nghiên cứu, lập đề án theo hình thức đối tác công tư. Trong đó, hệ thống thu phí sẽ được xây dựng bao quanh hai quận 1 và 3 theo công nghệ thu phí đa làn không dừng. Trung tâm điều hành sẽ được xây dựng để xử lý thông tin, điều hành việc thu phí. Thời gian thu phí dự kiến áp dụng trong hai khung giờ cao điểm: sáng từ 6h – 9h, chiều từ 3h – 7h, với mức phí thấp nhất 40.000 đồng cho xe con và 70.000 đồng với xe tải, xe khách, gồm cả xe biển kiểm soát xanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM: Tăng áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714646937 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714646937 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10