Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công 3 dự án trọng điểm phía Nam

Diendandoanhnghiep.vn Sáng 18/6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức bấm nút khởi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

>> TP.HCM: Dự án Vành đai 3 sẽ khởi công đúng hẹn!

Tạo dư địa và động lực phát triển cho vùng…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Đất nước chúng ta chỗ nào phát triển hạ tầng chiến lược tốt thì tốc độ phát triển rất nhanh. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, 20 năm tập trung phát triển hạ tầng là 20 năm nước bạn có tốc độ phát triển 2 con số trở lên, và nước ta luôn xác định đột phá hạ tầng là mục tiêu chiến lược”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Đất nước chúng ta chỗ nào phát triển hạ tầng chiến lược tốt thì tốc độ phát triển rất nhanh”.

Theo đó, sáng nay (18/6/2023), Bộ GTVT, UBND TP.Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng nhiều tỉnh thành liên quan phối hợp tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc  Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. 

Ngày 18/6/2023, chính thức khởi công 3 dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, dưới sự điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

 Lễ khởi công 3 dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Phát biểu và giới thiệu tổng quan các dự án từ điểm cầu chính TP.HCM, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết đến nay, ngành GTVT đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 1.729 km đường bộ cao tốc. Tuy nhiên, vùng động lực kinh tế Đông Nam bộ mới chỉ có 147 km đường cao tốc, vùng tiềm năng Tây nguyên cũng mới chỉ có 19 km đường cao tốc.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu phấn đấu đến 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, các dự án hôm nay đồng loạt triển khai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hình thành tuyến đường vành đai, các trục cao tốc ngang và dọc, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế, các cảng biển, cảng hàng không, đặc biệt là cảng Long Thành, tạo dư địa, tạo động lực và không gian phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng như vùng Tây nguyên.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3 km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh: Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km); sơ bộ tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Đây là dự án đặc biệt quan trọng với TP.HCM bởi không chỉ rút ngắn thời gian lưu thông giữa các địa phương, tuyến đường còn giúp tăng tính kết nối liên vùng nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, đô thị hóa nông thôn dọc tuyến, kết nối các thành phố vệ tinh của TP.HCM, góp phần hình thành trung tâm theo hướng đô thị đa tâm.

dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3 km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh: Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km); sơ bộ tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3 km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh: Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km).

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 53,7 km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5 km). Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90 để triển khai dự án với tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026. Công trình sau khi hoàn thành sẽ kết nối với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5 km, mục tiêu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 sẽ góp phần hình thành trục ngang kết nối vùng Tây nguyên với duyên hải Nam Trung bộ, kết nối hệ thống trục dọc (đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1, đường bộ ven biển), tạo dư địa, động lực phát triển không gian vùng.

"Thời gian vừa qua, các đơn vị đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, đảm bảo điều kiện khởi công đồng loạt 3 dự án ngày hôm nay. Tuy nhiên, đây mới là kết quả thành công bước đầu. Để đảm bảo tiến độ của các dự án, các địa phương, ban quản lý dự án, chủ đầu tư cần tăng tốc, đảm bảo các công tác giải phóng mặt bằng, quan tâm thực hiện công tác tái định cư cho người dân sớm nhất có thể, đảm bảo các mỏ nguyên liệu, quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tổ chức thi công ngay từ những ngày đầu; không đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị, xây dựng phương án thi công khoa học, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn cho dự án. Bộ GTVT cam kết hỗ trợ tối đa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong quá trình thực hiện để hoàn thiện các dự án với chất lượng tốt nhất, đúng tiến độ" - Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

>> Sẽ đấu thầu quỹ đất lân cận và dọc tuyến đường vành đai 3 TP.HCM

Nhân dân là đồng tác giả của công trình trọng điểm

Liên quan tới dự án vành đai 3, phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, khẳng định: sau một năm tích cực triển khai giải phóng mặt bằng, đến hôm nay, dự án vành đai 3 TP.HCM đã đủ điều kiện để khởi công cùng các dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình triển khai dự án.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: "TP.HCM tiếp tục mong bà con nhân dân, các tổ chức, các hộ gia đình tiếp tục đồng hành, ủng hộ. Hãy cùng là đồng tác giả của công trình trọng điểm này, đường vành đai 3 TP.HCM".

Theo ông Mãi, vành đai 3 TP.HCM là công trình ý Đảng lòng Dân, là con đường kết nối, con đường phát triển. Những việc thời gian qua đã làm là rất lớn, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên thời gian tới, TP.HCM cùng với các địa phương sẽ tiếp tục tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án đúng kế hoạch.

TP.HCM thay mặt các địa phương, xin cam kết với Chính phủ, các lãnh đạo và nhân dân sẽ phối hợp với các bộ ngành trung ương theo dõi sát sao để công trình vành đai 3 TP.HCM thông xe kỹ thuật năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.

TP.HCM cũng đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan cùng nhau phối hợp đẩy nhanh hoàn thành dự án. TP.HCM kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng và trung ương tiếp tục quan tâm và đầu tư các công trình giao thông trọng điểm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

"TP.HCM tiếp tục mong bà con nhân dân, các tổ chức, các hộ gia đình tiếp tục đồng hành, ủng hộ. Hãy cùng là đồng tác giả của công trình trọng điểm này, đường vành đai 3 TP.HCM", ông Mãi nói.

Đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, phát biểu tại đầu cầu, ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là con đường huyết mạch, tạo kết nối hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó quan trọng là đáp ứng nhu cầu vận tải, phát huy tối đa tiềm năng của cảng Cái Mép - Thị Vải.

ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là con đường huyết mạch, tạo kết nối hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là con đường huyết mạch, tạo kết nối hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Cùng với cao tốc Bắc Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ rút ngắn thời gian, chi phí vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng”, chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.

Đột phá hạ tầng là mục tiêu chiến lược…

Phát biểu và chỉ đạo tại Lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: ngay sau lễ khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, thì ngay chiều nay sẽ khánh thành cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm. Và ngày 25/6/2023 tới đây sẽ khởi công Dự án đường vành đai 4 ở Hà Nội có chiều dài 112 km tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng.

Theo Thủ tướng, GTVT nói chung, cao tốc, sân bay bến cảng mang lại kết quả rõ nét, hạ tầng phát triển tới đâu, không gian phát triển đến đó. Nhiều khu đô thị, công nghiệp dịch vụ, y tế, giáo dục quỹ đất được khai thác hiệu quả. “Đất nước chúng ta chỗ nào phát triển hạ tầng chiến lược tốt thì tốc độ phát triển rất nhanh. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, 20 năm tập trung phát triển hạ tầng là 20 năm nước bạn có tốc độ phát triển 2 con số trở lên, và nước ta luôn xác định đột phá hạ tầng là mục tiêu chiến lược”, Thủ tướng nhấn mạnh.

 
 

Theo tướng Phạm Minh Chính, với mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000 km, Thủ tướng cho rằng đến năm 2025, nước ta phải đạt ít nhất 3.000 km. Như vậy, trong nhiệm kỳ Đại hội 13, 14, cả nước phải phát triển gấp 4 lần đường cao tốc của giai đoạn trước. “Đây là nhiệm vụ nặng nề, tuy nhiên chúng ta đã có nhiều bài học quý giá để khắc phục những bất cập của giai đoạn trước.

Để đạt mục tiêu này, Thủ tướng cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đưa vào khai thác thêm 566km đường cao tốc, nâng tổng số km cao tốc cả nước lên 1.729 km đến thời điểm này. “Tất cả đã vượt nắng thắng mưa, vượt đại dịch để đạt kết quả này”, ông nói.

 

Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng cũng nêu rõ: 3 dự án khởi công hôm nay được đẩy mạnh phân cấp phân quyền (cơ chế đặc thù giao cho các địa phương), được Quốc hội ủng hộ.

"Cứ hình dung gần 2.000 km cao tốc, nếu chỉ mỗi Bộ GTVT chủ trì thì sẽ khó khăn đến mức nào. Cho nên cơ chế phân cấp phân quyền cho địa phương rất quan trọng quyết định thành quả", Thủ tướng nói và cho biết thêm: Nhiệm kỳ này, nước ta dự tính có 500.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng giao thông. Ngoài ra còn huy động nguồn vốn Trung ương, địa phương như Vành đai 3 (địa phương 50%, Trung ương 50%). Kế đến là nguồn vốn từ tăng thu, tiết kiệm chi; nguồn đầu tư trung hạn; nguồn vốn hợp tác khác; nguồn vốn các chương trình phục hồi. Từ 5 nguồn vốn này chúng ta mới có nguồn lực lớn như thế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng biểu dương tinh thần nỗ lực của TP.HCM, trong thời gian ngắn đã hoàn thành hơn 80% mặt bằng thi công, đủ điều kiện để khởi công dự án. “Các địa phương đã quản lý, điều hành, được sự ủng hộ của nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đã tạo sự đồng thuận và đạt kết quả tốt trong giải phóng mặt bằng. Đây là kết quả rất tốt vì đó là sản phẩm cân đong, đo đếm được, không phải sản phẩm trên giấy, rất xúc động”, Thủ tướng nói

Chỉ rõ phải lấy khí thế kể trên để làm các công việc tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, nhất là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài Nguyên - Môi trường, các địa phương có dự án đi qua phải tiếp tục quyết liệt vào cuộc.

Song, để công trình đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương được giao tập trung quyết liệt chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu phát huy tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch khoa học, đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi công. Đồng thời đảm bảo thông suốt, an toàn môi trường cho người dân trong vùng dự án.

Thủ tưỡng cũng lưu ý các nhà thầu phải đảm bảo đầy đủ thiết bị, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong thi công; Các cơ quan quản lý, bộ ngành liên quan chỉ đạo các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu bám sát thực tiễn dự án; chính quyền vào cuộc kiểm tra xây dựng chủ trương, kế hoạch; huy động lực lượng để giải quyết vướng mắc phát sinh; đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ, không đội vốn bất hợp lý.

Lễ khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đầu cầu tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Lễ khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đầu cầu tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

 
Lễ khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đầu cầu TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Lễ khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đầu cầu TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công 3 dự án trọng điểm phía Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714311424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714311424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10