“Tiến sĩ cầu lông”: Hệ quả của một nền giáo dục "hám danh"

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày gần đây có nhiều ý kiến tranh luận về đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La".

>>Đau đầu với “tiến sĩ cầu lông”

hihii

Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" . Ảnh chụp màn hình

Khi đề tài luận án tiến sĩ là nghiên cứu phong trào cầu lông ở một địa phương xuất hiện trên mạng thì ngay lập tức được chia sẻ rộng rãi và rất nhiều bình luận. Thái độ của dư luận thể hiện bằng các sắc thái và cung bậc: giận dữ, phê phán, chê bai, nhạo báng, cười cợt… Tựu trung đó là một sự đàm tiếu không có hồi kết.

 

Về nội dung của luận án, có những người nghiêm túc đã tìm đọc kỹ và cho biết đây không xứng tầm với một luận án tiến sĩ, nếu là một báo cáo của cấp phòng chức năng về phát triển cầu lông thì phù hợp hơn và có thể chấp nhận được.

Về phía cơ sở giáo dục đã cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh này khẳng định là quá trình đã diễn ra một cách bài bản, nghiêm túc và khẳng định “dân mạng chỉ nói quá lên thôi”. Một chi tiết nữa cũng cần tham khảo là đề tài cầu lông này đã được đề cập là tham luận trong một hội thảo quốc tế do trường tổ chức. 

Sau khi đọc nội dung toàn bộ luận án tiến sĩ trên, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), thành viên nhóm tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo cho rằng, tên đề tài nghiên cứu nghe đã kỳ lạ nhưng khi đọc bên trong mới thấy chưa giống luận án tiến sĩ.

Luận án có nhiều nội dung có dấu hiệu đạo văn như kỹ thuật đánh cầu lông được viết trong các giáo trình nhưng lại được chép vào luận văn. Luận án nói về đường lối của Đảng đối với thể dục thể thao, nhưng đường lối đó không có chỗ nào nói cụ thể về môn cầu lông, nghiên cứu sinh đang cố gắng gán ghép các nội dung một cách gượng ép, "bôi bác".

Vẫn theo TS Hoàng Ngọc Vinh, luận án này cũng chưa có phương pháp nghiên cứu rõ ràng, các giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề tồn tại nhưng lại chưa gắn liền với nguyên nhân của vấn đề, mà chỉ dừng lại ở mức độ "phân tích rồi để đó". Giữa giải pháp và thực trạng, cách tư duy của luận án cũng chưa ăn nhập với nhau.

 

TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, một đề tài luận án tiến sĩ phải đáp ứng nhiều tiêu chí, trong đó có tính mới, tính độc lập: "Cái mới phải mang tính phát hiện, không phải trước đây làm đề tài này ở tỉnh A nay chuyển sang tỉnh B đã là mới, nay nghiên cứu về bóng đá, mai nghiên cứu về cầu lông đã là mới. Hơn nữa, trong các luận án tiến sĩ còn có yêu cầu về tài liệu nước ngoài, nhưng phần này ở luận văn đang được bàn đến viết rất sơ sài vài dòng, nội dung không gắn kết với nhau. Nhìn chung luận án này đủ thủ tục các bước nhưng chất lượng không đáng để trở thành luận án tiến sĩ".

hihihi

Hàng loạt những đề tài luận án tiến sĩ na ná nhau. Ảnh chụp màn hình

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp nhấn mạnh, với một luận án tiến sĩ về giáo dục có chất lượng như vậy thực sự rất đáng ngại. Bộ GD-ĐT nên xem xét lại các luận án, nếu cần thiết phải có một hội đồng riêng để rà soát lại chất lượng. Hiện nay Chính phủ đã ban hành  Khung trình độ quốc gia Việt Nam, nếu áp vào khung tiêu chuẩn đó  các đề tài luận án tiến sĩ không đáp ứng được quá 2/3 tiêu chí thì nên loại bỏ.

Bình luận về vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, tôi thấy dư luận có lý và cảm thấy bất bình khi có những luận án tiến sĩ với những đề tài nghiên cứu vô cùng dễ dãi. Tôi đọc những luận án tiến sĩ mà dư luận đang quan tâm từ tên đề tài đến tóm tắt nội dung đều không thể hiện được tri thức khoa học, đề xuất giải pháp mới trong luận án tiến sĩ nên tôi nghĩ chất lượng không đảm bảo.

“Để lọt những luận án tiến sĩ này là sự vô trách nhiệm với nền giáo dục, với nền học thuật. Chúng ta để hiện tượng này xảy ra khá dài và phổ biến thì tôi cho rằng cần phải xem xét lại thực trạng đào tạo tiến sĩ của chúng ta”, bà Nga bày tỏ.

Thực tế, đây là hệ quả trực tiếp của một nền giáo dục hám danh và của chủ trương “phổ cập hóa tiến sĩ”, đáp ứng yêu cầu cần phải có nếu muốn làm lãnh đạo. Vì vậy, xuất hiện rất nhiều “tiến sĩ giấy” và lịch sử đã quay lại với tình trạng “mảnh giấy làm nên thân giáp bảng”, chỉ có điều phải lưu ý là “mảnh giấy” ở đây mang mệnh giá lớn mà thôi. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Tiến sĩ cầu lông”: Hệ quả của một nền giáo dục "hám danh" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714133220 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714133220 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10