Tìm lời giải cho “khúc nhạc buồn” của Hà Nội

Diendandoanhnghiep.vn Tôi nhiều lần gặp “đặc sản” tắc đường kèm mưa ngập của Hà Nội rồi nên quyết định về ngay khi trời bắt đầu mưa to.

>> Hà Nội "mưa là ngập" và bài toán quy hoạch

Chủ nhật vừa rồi tôi đưa con gái thi tuyển học bổng của trường đại học FPT. Thi xong tôi vòng vào Hà Nội cho cháu ăn trưa. Đang ăn thì trời đổ mưa sầm sập, mưa liên tục không ngớt, tôi giục cháu ăn nhanh rồi đội mưa ra xe đi về, mặc kệ những cái nhìn ngạc nhiên của mọi người và vẻ không vui của con gái, đang còn muốn uống thêm trà sữa. 

Tôi nhiều lần gặp “đặc sản” tắc đường kèm mưa ngập của Hà Nội rồi nên quyết định về ngay khi trời bắt đầu mưa to.

Nước ngập sâu nửa bánh ô tô trước cổng vào Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: CTV

Nước ngập sâu nửa bánh ô tô trước cổng vào Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: CTV

Lái xe lao qua các đoạn ngập, nước dựng cao lên hai bên thành xe thành bức màn nước trắng xóa. Bọn trẻ reo lên thích thú còn tôi thì căng thẳng lái xe vừa tránh va chạm, vừa tránh chết máy. Nhìn dòng người xe bì bõm trên đường, nước mưa lẫn rác thải bồng bềnh, xe buýt chạy như bơi trên đường đua, người đi xe máy cố loay hoay tránh bị xe ô tô chạy qua tạt nước ngang người trong màn mưa trắng trời mù mịt.

Hà Nội - mưa đang tấu khúc nhạc buồn khi “mùa này phố cũng như sông”.  

Câu chuyện “mưa to là ngập” của Hà Nội giờ là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cứ mưa lớn là ô tô, xe máy bơi lội rồi chết máy; đồ đạc, vật dụng bị ngập nước hỏng hóc, đường tắc, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, gây thiệt hại lớn về kinh tế, thời gian, tâm lý.

Cần có biện pháp cải thiện khắc phục chứ không thể bỏ mặc. Trách nhiệm này đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương. Các bộ ngành liên quan cần hỗ trợ, hợp tác, tư vấn cùng chính quyền tìm cách khắc phục, giải quyết cho người dân chứ không thể để nhân dân nộp thuế rồi nín thở đợi… ông trời.

Mưa thì theo thời tiết, có ảnh hưởng cực đoan do biến đổi thời tiết chứ chắc chắn không mưa theo… quy hoạch.

Hà Nội ngày xưa dân ít và thưa, ao hồ điều hòa còn nhiều. Ven đô là cánh đồng, sông ngòi chằng chịt nên có mưa lớn, nước cũng nhanh chóng được điều tiết, dàn mỏng rồi thoát ra sông.

Bây giờ thành phố phát triển nóng, đô thị hóa quá nhanh, nhà cao tầng, bê tông hóa… dân số tăng kéo theo lượng rác phát thải lớn. Hệ thống kè, cống đã nhỏ hẹp, lại không kết nối liền mạch, đồng bộ. Nên mưa là nước dềnh lên thông không thoát. Rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt, rác ni lông các loại… gây tắc nghẽn các cửa cống, nước không thoát đi được. Người dân phải chôn chân đứng giữa dòng nước thải phun ngược, bất lực nhìn nước tràn vào nhà, vào phương tiện mà không cách gì cản kịp.

>> Hà Nội cứ mưa là ngập và câu chuyện tầm nhìn quy hoạch

>> Hà Nội vẫn còn “điệp khúc – mưa là ngập”, vì đâu?

>> Hà Nội cứ mưa là ngập: Quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn

Nhiều tuyến phố tại Hà Nội bị ngập úng sau trận mưa vào chiều ngày 29/5.

Nhiều tuyến phố tại Hà Nội bị ngập úng sau trận mưa vào chiều ngày 29/5.

Nước mưa là “thiên thủy”, là “lộc trời” giúp cây cối tốt tươi, giúp muôn loài sinh sôi nảy nở, nước mưa không phải là mối họa. Chính sự quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị không đồng bộ, hoàn chỉnh về quy hoạch, hệ thống cấp thoát nước không “đi trước một bước” đã khiến mưa to trở thành mối họa. 

Nước mưa rơi xuống đất rồi chảy theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng” chứ nước mưa không phải phấn đấu chảy theo ý của con người, nhưng con người có thể xây dựng, thiết kế để nước mưa chảy theo ý mình.

Thoát nước là một phần của dịch vụ công ích thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Chính phủ, các bộ ngành luôn quan tâm đến vấn đề quản lý hạ tầng đô thị, trong đó có việc cấp, thoát nước. Do vậy hệ thống thoát nước đô thị dù được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, làm mới... nhưng vẫn là bài toán chưa có lời giải thấu đáo, khi các giải pháp giống như việc vá víu một chiếc túi đựng nước bị rách nát, vá chỗ này, rách chỗ kia.

Chẳng cần phải nhà khoa học, chuyên gia gì, mọi người cũng đều hiểu nền tảng địa chất Hà Nội là đồng bằng châu thổ, lớp đất mặt là cát pha lẫn phù sa. Nền đất không hề rắn chắn khi các khối cao ốc xây dựng lên sẽ kéo lún đất nền các khu vực xung quanh xuống tạo thành vùng trũng. Trước đây khu vực quanh khu nhà Keangnam đâu có bị lụt sâu đến như vậy. Càng nhiều cao ốc sẽ càng lún nứt, chia cắt sự kết nối, liền mạch của hệ thống thoát nước.

Giải pháp xây dựng hạ tầng đô thị bền vững, lâu dài cần lắm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có tầm nhìn chiến lược có tâm, tầm, tài, thay vì các giải pháp tạm thời “gật gấu vá vai” với bơm cưỡng bức, với nhân lực dầm mưa đứng canh cửa cổng.

Giải pháp xây hệ thống ngầm trữ nước mưa như thành phố Osaka của Nhật Bản hay tận dụng cánh đồng, sân vận động làm nơi chứa nước đều khả thi nhưng tốn kém và nguy cơ thành bể chứa rác, khi hệ thống thoát nước bị đứt đoạn không liền mạch.

Dãn dân ra khỏi vùng lõi, không cấp phép xây dựng cao ốc trong khu trung tâm, hạ ngầm hệ thống thoát nước với dung tích lớn, nâng cao cốt nền, kiểm soát rác thải, không xóa đi làm lại được thì cuốn chiếu nâng cấp từng phần. Trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý hạ tầng đô thị của các cấp chính quyền địa phương - những người có thể “nâng đũa” chỉ huy, chấm dứt bản giao hưởng buồn khi mưa của Hà Nội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm lời giải cho “khúc nhạc buồn” của Hà Nội tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714129475 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714129475 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10